SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Những vụ vi phạm bản quyền phim ảnh gây thiệt hại lớn

08:21, 13/12/2018
(SHTT) - Vấn nạn vi phạm bản quyền, đạo ý tưởng trong phim ảnh luôn là điều khiến giới chuyên môn quan tâm. Đã có không ít những bộ phim nổi tiếng bị vướng vào lùm xùm vi phạm bản quyền và bị thiệt hại lớn về mặt kinh tế.

The Shape of Water bị kiện vì vi phạm bản quyền

Bộ phim dẫn đầu Oscar The Shape of Water hiện đang đối mặt với một đơn kiện vi phạm bản quyền vì những sự giống nhau đến bất ngờ giữa bộ phim và vở kịch Let Me Hear You Whisper.

Theo tờ The Guardian, sau một thời gian chờ đợi phản hồi từ hãng Fox nhưng không nhận được tín hiệu tích cực, con trai của Paul Zindel là David Zindel đã quyết định khởi kiện đạo diễn của bộ phim The Shape of Water - Guillermo del Toro và hãng phim Fox Searchlight vì cho rằng tác phẩm này có cốt truyện và nhiều chi tiết tương đồng với vở kịch Let Me Hear You Whisper do cha anh chấp bút.

vi pham ban quyen phim 2

Paul Zindel là một nhà soạn kịch từng đoạt giải thưởng Pulitzer cao quý năm 1971 ở hạng mục kịch với vở The Effect of Gamma Rays on Man-in-the-Moon Marigolds. Ông qua đời năm 2003.Trước đó, gia đình Paul Zindel từng gửi đơn khiếu nại về vấn đề bản quyền tác phẩm vào tháng 1 nhưng không được hãng Fox giải quyết thỏa đáng.

Lá đơn kiện gửi lên tòa án của bang California, Mỹ vào ngày 21/2 là hành động pháp lý đầu tiên mà gia đình cố biên kịch thực hiện với mục đích đòi lại công bằng cho ông.David Zindel cho biết: "Những điểm tương đồng rõ ràng giữa bộ phim và vở kịch của cha chúng tôi là quá nhiều. Chúng tôi không thể bỏ qua".

Theo anh, Let Me Hear You Whisper là vở kịch nói về tình cảm giữa một cô lao công làm việc tại trụ sở của Hiệp hội phát triển sinh học Mỹ, nơi những động vật có vú được đem ra thí nghiệm với một con cá heo bị nhốt trong phòng thí nghiệm. Sau khi phát hiện ra con cá sẽ bị mổ não, cô quyết định giải cứu sinh vật đáng thương này.Trong khi đó, The Shape of Water cũng sở hữu một kịch bản tương tự, chỉ nâng cấp từ nhân vật cá heo lên… thủy quái. Những chi tiết về bối cảnh thời Chiến tranh lạnh, các nhà khoa học nghiên cứu khả năng tiên tiến của sinh vật cho các ứng dụng quân sự, những chi tiết nữ chính chia sẻ bữa trưa với sinh vật, nhảy với cây chổi hay giải cứu bạn tình đều tồn tại trong cả hai tác phẩm. Điểm khác nhau lớn nhất giữa hai bộ phim là cái kết và The Shape of Water sở hữu tuyến nhân vật nam phụ mới sáng tạo hơn so với vở kịch.

Hollywood chấn động vì vụ kiện bản quyền 1 tỷ USD

Vào năm 2013, nhà biên kịch Timothy Patrick McLanahan đã gửi đơn kiện lên tòa án và yêu cầu Tom Cruise cũng như 10 người liên quan và hãng Paramount đền bù 1 tỉ USD. Ông này cho rằng ý tưởng kịch bản phim "Mission: Impossible - Ghost Protocol" được copy từ một kịch bản ông viết năm 1998 có tên "Head On".

hollywood

McLanahan cho hay, ông đã gửi kịch bản "Head On" tới Ủy ban bản quyền Mỹ và đã nhận được giấy chứng nhận bảo hộ bản quyền. McLanahan đã gửi kịch bản tới William Morris Agency nhưng sau đó nó đã bị từ chối và rồi lại chu du khắp thế giới, trong đó có Rick Nicita, hãng đại diện cho Tom Cruise.

McLanahan cho biết, có vô số điểm tương đồng giữa "Head On" và "Mission: Impossible - Ghost Protocol". "Tôi ngay lập tức nhận ra rằng MI được viết và sản xuất dựa trên Head On".

Phim hoạt hình ăn khách Frozen bị kiện ăn cắp bản quyền

Vào năm 2014, một nữ nhà văn ít tên tuổi đã đệ đơn kiện hãng Disney 250 triệu USD vì cho rằng bộ phim hoạt hình “Frozen” đã ăn cắp tác quyền của bà.

Cụ thể, Isabella Tanikumi, nữ tác giả nói trên, khẳng định có 18 yếu tố, bao gồm các nhân vật chính trong bộ phim, được lấy từ cuốn tự truyện “Cuộc sống thật của tôi” (Living My Truth) bà hoàn thành năm 2010.

frozen

Trong khi đó, Disney cho biết nguyên tác của “Frozen” là câu chuyện cổ tích “Bà chúa tuyết” (The Snow Queen) của An-đéc-xen.

Nữ văn sĩ Mỹ gốc Peru này không chỉ đòi bồi thường 250 triệu USD mà còn yêu cầu Disney ngừng tất cả mọi hoạt động quảng bá và phân phối bộ phim trên mọi phương tiện truyền thông. Phía đại diện của Disney thì cho biết đơn kiện này là vô lý.

Phim tiểu sử về rapper Tupac Shakur bị kiện vì vi phạm bản quyền

Nhà văn Kevin Powell, tác giả của những bài báo về tiểu sử rapper Tupac Shakur, đã nộp đơn kiện lên Tòa án New York liên quan đến bộ phim All Eyez on Me, phát hành đầu tháng 6 tại Mỹ đã vi phạm bản quyền của ông.

Các tác phẩm bị vi phạm bản quyền là các bài báo về tiểu sử của Tupac Shakur, đăng trên Tạp chí Vibe, nội dung về nguồn gốc và thời thơ ấu của Shakur, về mẹ của anh, và các cuộc đấu tranh của họ.

Các bài báo này tạo nên một nội dung xuyên suốt "không chỉ về cuộc đời một rapper mà còn về cuộc khủng hoảng sắc tộc người da đen trẻ tuổi".

vi pham ban quyen phim 1

Được viết từ tháng 2 năm 1994 đến tháng 2 năm 1996, các bài báo có nội dung chủ yếu dựa vào những câu chuyện thực tế mà nhà văn Kevin Powell biết được thông qua sự tiếp cận độc quyền, thân mật với Shakur và sự tin tưởng được thiết lập qua nhiều năm giữa hai người.

Câu chuyện viết về nhiều khoảnh khắc dữ dội trong cuộc đời Shakur. Chính vì sự đặc biệt này, để bảo toàn danh tiếng và hình tượng nhân vật, nhà văn Kevin Powell không cho phép sử dụng trong bất kỳ tác phẩm nào khác mà không có sự chấp thuận và tham vấn của mình.

Ngoài những yếu tố chân thực từ cuộc đời của Rapper Tupac Shakur, Kevil Powell cũng đưa thêm những chi tiết khác do ông sáng tạo nên. Trong tác phẩm của ông có một nhân vật hư cấu mang tên Nigel, nhân vật này dựa trên một hình mẫu có thật là Jacques "Haitian Jack" Agnant.

Thay vì liên lạc với Kevin Powell để xin phép, tập thể những người tạo nên bộ phim "All Eyez on Me", bao gồm các nhà sản xuất, đạo diễn, biên kịch James G. Robinson, LT Hutton, Steven Bagatourian, Jeremy Haft và Eddie Gonzales, Morgan Creek, Lions Gate đã tự động phát triển kịch bản, sản xuất, quay phim và phát hành tác phẩm mà không có bất kỳ sự chấp thuận nào của Kevin Powell.

Trong đơn kiện, nhà văn Kevin Powell cho rằng bộ phim này có một nhân vật tên là Nigel, chi tiết về mối quan hệ giữa Agnant và Shakur chắc chắn chỉ được xây dựng xuất phát từ tác phẩm gốc của ông trên Tạp chí Vibe.

Phim của Phạm Băng Băng bị kiện vì vi phạm bản quyền

Bộ phim điện ảnh Lost On Journey của đạo diễn Trương Thiên Thư sản xuất năm 2010 do Công ty Chế tác Điện ảnh Hoa Kỳ Vũ Hán sản xuất cũng đã lên tiếng khởi tố phía nhà sản xuất bộ phim Lost In Thailand hành vi vi phạm bản quyền.

Trên trang weibo của Lost On Journey đăng tải nội dung thông báo cho biết, Tòa án Nhân dân tối cao Bắc Kinh đã thụ lý đơn kiện vi phạm bản quyền đối với phía Công ty Hữu hạn Cổ phần truyền thông quang tuyến Bắc Kinh của phim Lost In Thailand (tạm gọi là phía bị cáo).

vi pham ban quyen phim

Bên bị cáo bao gồm 4 công ty Cổ phần truyền thông quang tuyến Bắc Kinh, Công ty Hữu hạn Điện ảnh quang tuyến, Công ty Hữu hạn truyền thông Văn hóa Nghệ thuật Điện ảnh Bắc Kinh và Công ty Hữu hạn Truyền thông Văn hóa Chân Lạc Đạo Bắc Kinh, đồng sản xuất và phát hành bộ phim điện ảnh Lost In Thailand từng gây bão doanh thu phòng vé ở Trung Quốc cuối năm 2012 với doanh thu 1,3 tỷ nhân dân tệ (hơn 4 nghìn tỷ đồng, khoảng 207 triệu USD). Phim với dàn diễn viên chính như Vương Bảo Cường, Hoàng Bột, Từ Tranh, Phạm Băng Băng, Đào Hồng…

Luật sư cho biết: “Bên nguyên cáo cho hay, trong khi bên bị cáo là đoàn phim Lost In Thailand tiến hành quảng bá cho phim đã cố ý nhập nhằng hoặc một cách trực tiếp cho rằng Lost In Thailand là bản tiếp theo của phim Lost On Journey. Trong đó phần lớn đã sử dụng tên của Lost On Journey dẫn đến sự nhầm lẫn và gây hoang mang cho dư luận và truyền thông".

Đây chính là nguyên nhân mà bên nguyên cáo khởi tố bị cáo với hành vi vi phạm quyền cạnh tranh không lành mạnh.

Vân Hà

Tin khác

Giải trí 13 giờ trước
(SHTT) - Nam rapper 20 tuổi, Trefuego, mới đây đã bị tòa án tuyên mức phạt hơn 800.000 đô la cho hành vi vi phạm bản quyền khi sử dụng phần giai điệu chưa được cấp phép từ Sony Music.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.