SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 21/03/2024
  • Click để copy

Những vụ vi phạm bản quyền phần mềm đình đám nhất Việt Nam

11:00, 01/06/2018
(SHTT) - Trong làng công nghệ, những vụ kiện bản quyền phần mềm không còn quá xa lạ. Không chỉ trên thế giới, tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam cũng đang diễn ra phức tạp. Dưới đây là những vụ kiện tụng đình đám nhất.

Microsoft Việt Nam kiện vi phạm bản quyền phần mềm

Vào năm 2013, Công ty tin học Lạc Việt và Công ty Microsoft Việt Nam cùng công bố thông tin cả hai đã chính thức khởi kiện Công ty TNHH Quốc tế Gold Long John Đồng Nai Việt Nam (Long John Dong Nai) có hành vi sử dụng các phần mềm bất hợp pháp.

microsoft vn kien ban quyen

 

Trong cuộc kiểm tra đột xuất được thực hiện vào ngày 17/6/2013 tại Công ty Long John Dong Nai, các cơ quan chức năng đã tìm thấy một lượng lớn phần mềm không có bản quyền của Lạc Việt và Microsoft được cài đặt trong 69 máy tính của công ty này. Ước tính giá các phần mềm được sử dụng bất hợp pháp nói trên là gần 1 tỉ đồng (khoảng 45.000 USD).

Công ty Long John Dong Nai là doanh nghiệp Đài Loan (trụ sở tại KCN Nhơn Trạch 2, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai), chuyên sản xuất vải dùng để làm giầy dép cho các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Converse,…

Microsoft Việt Nam và Lạc Việt đều khẳng định mặc dù đã có những buổi gặp gỡ trao đổi nhưng phía Công ty Long John Dong Nai không có thiện chí và cũng không có giải pháp cụ thể. Vì vậy họ muốn sử dụng biện pháp cứng rắn hơn để phù hợp với thông lệ quốc tế.

Microsoft kiện Austnam vi phạm bản quyền phần mềm

Vào năm 2014, Microsoft kiện Công ty Cổ phần Austnam, chuyên sản xuất tấm lợp và thép xây dựng, sau khi Đoàn thanh tra liên ngành gồm Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp cùng Cục Phòng chống tội phạm công nghệ cao C50 của Bộ Công an tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với phần mềm máy tính tại Công ty cổ phần Austnam, có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đoàn thanh tra đã tiến hành kiểm tra 22 máy tính đang hoạt động tại công ty này.

austnam

 

Tại thời điểm kiểm tra ngày 31/7/2013, Công ty Austnam chỉ xuất trình được 5 giấy cấp phép quyền sử dụng Microsoft Window XP và 5 giấy cấp phép quyền sử dụng Microsoft Office 2003 cùng các chứng từ thanh toán đi kèm. Tuy nhiên, đoàn thanh tra đã phát hiện ra công ty này sao chép và sử dụng nhiều phần mềm máy tính không có giấy cấp phép quyền sử dụng của Microsoft, Autodesk, Adobe và Lạc Việt với tổng trị giá các phầm mềm bị sử dụng trái phép lên tới 42.256 đô la Mỹ - tương đương khoảng 900 triệu đồng Việt Nam. Austnam đã thừa nhận hành vi vi phạm đối với các phần mềm bất hợp pháp được tìm thấy và đã ký vào biên bản thanh tra.

Sau hơn một năm đàm phán mua bản quyền phần mềm không thành công, Tập đoàn Microsoft đã quyết định đệ đơn kiện Austnam ra tòa và đã được Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội chấp nhận thụ lý vụ án.

Doanh nghiệp Trung Quốc kiện Việt Nam xâm phạm bản quyền phần mềm

GCafe là phần mềm quản lý phòng máy đang được Công ty cổ phần tin học Hòa Bình (Cty Hòa Bình) phân phối tại Việt Nam. Nhưng ngày 12/8/2015, Công ty TNHH kỹ thuật Shunwang (Cty Shunwang) đã tố Cty Hòa Bình sử dụng không phép phần mềm này và cho rằng phần mềm có tên là “GCafe Không ổ cứng”, đang được phân phối bởi Cty Hòa Bình là sao chép toàn bộ phần mềm iCafe Mavin do Shunwang là chủ sở hữu. Sản phẩm này đã được Cục Bản quyền nước CHND Trung Hoa cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả (CNĐKQTG) phần mềm máy tính số 0269936 ngày 12/02/2011.

Theo tính toán của đơn vị này, với hơn 26.000 đại lý Gcafe, trung bình mỗi đại lý có 25 máy tính, Hòa Bình thu khoảng 6.000 đồng/máy/tháng thì sau 5 tháng xâm phạm bản quyền, Hòa Bình đã thu lợi bất chính hơn 20 tỷ đồng.

gcafe

 

Hangzhu Shunwang cho rằng theo quy định tại Công ước Berne và Hiệp định Trip mà cả Việt Nam và Trung Quốc là thành viên thì các chương trình máy tính sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên. Do đó, phần mềm iCafe Mavin được bảo hộ tại Việt Nam.

Đại diện Shunwang khuyến cáo rằng công ty sẽ khởi kiện tất cả các đối tượng sao chép, phân phối, sử dụng trái phép phần mềm này trên lãnh thổ Việt Nam.

Công ty cũng yêu cầu Hòa Bình phải đền bù thiệt hại 1 triệu USD tương đương với số tiền thu lợi bất hợp pháp từ ngày 1/3/2015 đến 12/8/2015, đồng thời gỡ bỏ phần mềm sao chép ở tất cả máy tính tại Việt Nam.

Công ty TNHH Thúy Mỹ Tư Việt Nam bị kiện

Công ty TNHH Thúy Mỹ Tư Việt Nam (Trimmers) là một doanh nghiệp 100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất phụ kiện ngành may mặc và túi sách, có trụ sở đóng tại ấp Bình Phước A, Phường Bình Chuẩn, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Trimmers đã bị Tập đoàn Microsoft cáo buộc hành vi sử dụng lương phần mềm lớn bất hợp pháp, thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp này nhằm phục vụ cho mục đích vận hành kinh doanh.

Tại thời điểm đoàn thanh tra kiểm tra 41 máy tính đang hoạt động tại doanh nghiệp này, công ty chỉ cung cấp được một số ít các phần mềm có bản quyền, còn lại phần lớn là các phần mềm máy tính bất hợp pháp. Trong số các phần mềm bị cài đặt sử dụng trái phép gồm các phần mềm của Microsost, Adobe, Autodesk và Lạc Việt, đều là thành viên của BSA│Liên minh Phần mềm.

Mặc dù, đại diện Công ty TNHH Thúy Mỹ Tư Việt Nam đã ký vào Biên bản thanh tra thừa nhận có hành vi sao chép, sử dụng phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả là vi phạm luật về SHTT; cam kết chấm dứt hành vi vi phạm, có biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu và mua bản quyền máy tính hợp pháp phục vụ cho hoạt động của Công ty; nhưng sau đó doanh nghiệp này đã không hợp tác.

Ngày 29/5/2015, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương đã thụ lý vụ án kinh doanh thương mại theo số 08/2015 /TLST- KDTM về việc “tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” theo đơn khởi kiện của Tập đoàn Microsoft.

Thu Thảo (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) đang mang lại vô số lợi ích cho lĩnh vực truyền hình, song, sự bùng nổ của công nghệ mới cũng đặt ra những vấn đề lớn trong công tác bảo vệ bản quyền.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Nvidia, một công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo, đã bị ba tác giả kiện về việc sử dụng các sách có bản quyền của họ mà không xin phép. Nvidia sử dụng các tác phẩm này để huấn luyện nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) NeMo., nhưng sau đó bị gỡ bỏ do vi phạm quyền SHTT.