SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 16/04/2024
  • Click để copy

Những vụ tranh chấp bản quyền làm dậy sóng làng phim Hoa ngữ

07:28, 13/01/2018
(SHTT) - Tranh chấp bản quyền Cung tỏa liên thành giữa Quỳnh Dao và biên kịch Vu Chính, Vi phạm bản quyền bộ phim Ma Thổi Đèn Yêu Tháp Chín Tầng, Vụ tranh chấp giữa biên kịch Tưởng Thắng Nam và Vương Tiểu Bình về bom tấn Mị Nguyệt truyện... là một trong số những vụ kiện đã khiến làng phim Hoa ngữ xôn xao.

Vi phạm bản quyền bộ phim Ma Thổi Đèn – Yêu Tháp Chín Tầng

Ma Thổi Đèn – Yêu Tháp Chín Tầng chính là bộ phim được cải biên từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Thiên Hạ Bá Xướng. Đạo diễn của bộ phim này chính là Lục Xuyên.

vi pham ban quyen phim

 

Tuy nhiên khi bộ phim ra mắt thì Thiên Hạ Bá Xướng đã đệ đơn lên Toà án phía Tây thành phố Bắc Kinh đòi lại quyền tác giả cho bộ truyện của mình bởi ông phát hiện trên poster không hề đề tên mình, đồng thời kịch bản phim khác xa so với nội dung của tiểu thuyết.

Về phía nhà văn Thiện Hạ Bá Xướng thì ông cho rằng đạo diễn Lục Xuyên không tôn trọng đối tác, gây ảnh hưởng xấu đến tiểu thuyết của ông. Trong khi đạo diễn Lục Xuyên thì cho rằng làm phim không nên phức tạp vấn đề, có thể thay đổi một vài chi tiết.

Vụ tranh chấp giữa biên kịch Tưởng Thắng Nam và Vương Tiểu Bình về bom tấn Mị Nguyệt truyện

Bom tấn Mị Nguyệt truyện cũng từng vướng vào vụ tranh chấp gây xôn xao làng phim Hoa ngữ. Cụ thể, bộ phim cổ trang này đã bị tố "coi thường mẹ đẻ".

Vào năm 2015, ngay từ khi khởi quay, bộ phim này đã nhận dược sự quan tâm lớn của giới truyền thông Hoa ngữ bởi nó đánh dấu màn tái hợp của nữ diễn viên Tôn Lệ và đạo diễn Trịnh Hiểu Long. Tuy nhiên dù bộ phim chưa kịp phát sóng thì drama cổ trang chuyển thể này lại dính vào vụ tranh chấp bản quyền.

mi nguyet truyen

 

Được biết, tiểu thuyết Mị Nguyệt truyện vốn được tác giả Tưởng Thắng Nam ấp ủ và đã được đăng phần đầu lên mạng văn học Tấn Giang vào năm 2009. Đến năm 2012, công ty điện ảnh Hoa Nhi muốn hỏi ý kiến Tưởng Thắng Nam về kế hoạch chuyển thể. Khi đó, nhà sản xuất chỉ ký hợp đồng biên kịch và lấy cớ sách chưa được xuất bản nên không ký hợp đồng chuyển thể.

Nếu theo điều 15 khoản B luật bản quyền thì tác phẩm chuyển thể phải ghi rõ dựa trên tiểu thuyết gốc nào, kể cả sách chưa xuất bản. Nhưng đến khi poster của bộ phim được công bố thì Tưởng Thắng Nam lại không hề có tên, thay vào đó là tên của biên kịch khác, Vương Tiểu Bình. Điều này đã khiến "mẹ đẻ" hết sức phẫn nộ.

Về phía nhà sản xuất phim thì cho hay trong hợp đồng ghi rõ, Mị Nguyệt Truyện được cải biên từ tiểu thuyết của Tưởng Thắng Nam. Do Vương Tiểu Bình đã phải mất nhiều công sức chỉnh sửa theo yêu cầu của nhà sản xuất, nên việc đề tên biên kịch như vậy là hoàn toàn hợp lí.

Vụ việc này đã khiến rating của Mị Nguyệt Truyện ảnh hưởng khá nhiều.

Tranh chấp bản quyền tiểu thuyết Dạ Sắc

"Mẹ đẻ" của tiểu thuyết Dạ Sắc chính là nhà văn Phi Ngã Tư Tồn và bà đã bán bản quyền bộ tiểu thuyết này cho Công ty trách nhiệm hữu hạn văn hóa truyền thông Tử Tinh Tuyền để dựng thành phim trong vòng 5 năm. Nhưng khi chỉ còn 3 ngày nữa hợp đồng hết hạn, công ty Tử Tinh Tuyền mới ấn định.

vi pham ban quyen phim a

 

Phỉ Ngã Tư Tồn đã đưa ra mức giá 12 triệu NDT (hơn 41 tỷ VNĐ) để kéo dài hợp đồng bản quyền với công ty nhưng nhà chế tác Thường Sa lại không đồng ý và vẫn tiếp tục cho quay bộ phim.

Người đứng đầu Tử Tinh Tuyền cho biết thêm rằng trong suốt 5 năm qua, họ đã tốn 6 triệu NDT (hơn 20 tỷ VND) để mời biên kịch đến cộng tác với Phỉ Ngã Tư Tồn nhưng 2 bên có nhiều quan điểm đối nghịch, nữ văn sĩ cũng không chịu thay đổi nhiều chi tiết khiến công ty chịu tổn thất.

2 bên vẫn đang tiếp tục đưa ra những lời giải thích.

Tranh chấp bản quyền Cung tỏa liên thành giữa Quỳnh Dao và biên kịch Vu Chính

Vụ kiện bản quyền gây xôn xao nhất của làng giải trí Hoa ngữ chính là vụ biên kịch Vu Chính đạo kịch bản bộ phim Cung tỏa liên thành từ tiểu thuyết Mai Hoa Lạc của nữ văn sĩ Quỳnh Dao.

Cụ thể, vào thời điểm năm 2014, khi Vu Chính cho trình chiếu bộ phim này trên đài Hồ Nam, nhiều khán giả truyền hình đã dễ dàng nhận thấy nội dung của bộ phim trùng khớp với tiểu thuyết nổi tiếng Mai Hoa Lạc. Lúc đó, Quỳnh Dao đã vô cùng tức giận khi phát hiện "đứa con tinh thần" của mình bị Vu Chính ăn cắp trắng trợn. Chính vì vậy nữ văn sĩ đã gửi thư lên Tổng cục phát thanh, truyền hình và điện ảnh Trung Quốc cùng Toà án nhân dân Bắc Kinh để kiện Vu Chính tội ăn cắp bản quyền tác phẩm.

cung toa lien thanh

 

Đặc biệt, bức thư của bà đã nhận được sự ủng hộ của hơn 30 nhà văn và biên kịch khác. Nhờ vậy bà đã chính thức thắng vụ kiện. Vu Chính phải bồi thường số tiền 20 triệu NDT, bộ phim Cung tỏa liên thành cũng đã bị cấm chiếu vĩnh viễn.

Đó không phải lần đầu tiên Vu Chính vướng vào những rắc rối bản quyền bởi trước đó, biên kịch này thường xuyên bị tố cáo là góp nhặt ý tưởng từ những tác phẩm đi trước. Vì vậy việc làm của nữ văn sĩ Quỳnh Dao được xem như động thái mạnh mẽ và khiến tên tuổi của họ Vu tụt dốc không phanh.

Lục Vân (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, công ty phần mềm Wex cáo buộc tập đoàn công nghệ HP đã lạm dụng thương hiệu của họ để đặt tên cho phần mềm cạnh tranh của HP.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Nền tảng game Skillz đang trong quá trình hòa giải với công ty đối thủ AviaGames sau vụ kiện về độc quyền nhãn hiệu với cáo buộc đạo nhái game di động của công ty này.
Thương hiệu 5 ngày trước
(SHTT) - Microsoft và NetEase mới đây đã thông báo về việc hợp tác để tái ra mắt game 'World of Warcraft' tại Trung Quốc. Đây là động thái đánh dấu sự kết thúc của 'mối thù' lâu năm giữa hai công ty.