SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Những vụ tranh chấp bản quyền khiến Amazon mất bạc tỷ

07:49, 29/07/2018
(SHTT) - Trong giới công nghệ, Amazon là ông lớn chính vì vậy hãng này cũng vướng vào nhiều vụ tranh chấp bản quyền ảnh hưởng đến danh tiếng và kinh tế. Cùng điểm lại những vụ tranh chấp đình đám của Amazon.

Apple kiện Amazon vi phạm thương hiệu App Store

Apple và Amazon đã bắt đầu vướng vào cuộc chiến pháp lý từ hồi giữa tháng 3/2011, khi Apple kiện Amazone vi phạm thương hiệu App Store.

Apple lên tiếng đòi Amazon phải thay đổi cụm từ Amazon Appstore khi "trình làng" Kindle Fire, mẫu máy tính bảng 7 inch sẽ được bán ra thị trường trong tuần này.

Đơn kiện của Apple chụp một khung hình quảng cáo mà Amazon đang triển khai nhằm quảng bá cho máy tính bảng Kindle Fire. Đoạn quảng cáo có cụm từ "Amazon Appstore - hàng nghìn ứng dụng và trò chơi điện tử nổi tiếng."

Apple nộp đơn lên Văn phòng Bản quyền và Thương hiệu Mỹ để xin bản quyền thương hiệu "App Store" từ năm 2008. Apple cho rằng App Store nên được coi như là thuật ngữ chung để các công ty đều có thể sử dụng.

amazon

 

90% phụ kiện iPhone trên Amazon là hàng 'dởm'

Vào năm 2016, Apple đã tiến hành rà soát, chống lại những kẻ bán hàng phụ kiện giả (nhái) mang thương hiệu “Táo cắn dở” trên trang web bán hàng trực tuyến Amazon. Điều đáng nói, Apple khẳng định rằng, 9/10 món phụ kiện mang nhãn hiệu Apple được bán trên Amazon đều là giả.

Phần lớn những mặt hàng này đều có nguồn gốc từ bên Mobile Star LLC. Theo thống kê từ nguồn tin, 50 nhà bán lẻ khác đang cung cấp ra thị trường những loại phụ kiện nhái như adapter (củ sạc), dây cáp... có thể gây nguy hiểm cho bản thân người dùng.

Theo Apple cho biết, những sản phẩm nhái đã vi phạm bản quyền có thể bị phạt lên đến 150.000 USD, bán (nhượng) lại bản quyền cho bên khác cũng đạt mức 2 triệu USD. Các sản phẩm này được đánh dấu theo kiểu bán bởi Apple, đồng thời mô tả hình ảnh thật của các phụ kiện Apple trên Amazone.

Vào thời điểm đó, người dùng được khuyến cáo không nên mua phụ kiện Apple từ Amazon. Thay vào đó, người dùng cần mua chúng từ trang web hoặc các cửa hàng chính thức của Apple sẽ an tâm hơn.

Amazon bị bộ tộc da đỏ kiện vì vi phạm bản quyền

Một câu chuyện khá hi hữu đã xảy ra trong giới công nghệ khi một bộ lạc da đỏ Mỹ đã đâm đơn kiện hai hãng công nghệ hàng đầu Amazon và Microsoft vi phạm bằng sáng chế liên quan đến siêu máy tính họ nhận được từ SRC Labs, đồng nguyên đơn trong vụ kiện.

Đáng chú ý, vụ kiện mới chỉ là bước khởi đầu trong kế hoạch và yêu sách của bộ lạc da đỏ St.Regis Mohawk nhằm đòi quyền miễn trừ, đó là một án lý nghiêm cấm các cơ quan có thẩm quyền kiện họ ra tòa dân sự.

Quyền miễn trừ cũng cho phép SRC và bộ lạc Mohawk có thể phản đối các bằng sáng chế, hoặc thách thức mọi công ty nào, bất kể là Amazon hay Microsoft.

Bộ lạc Mohawk cũng yêu cầu áp dụng quyền miễn trừ, nhằm triệt hạ những đối thủ khác có ý định muốn sở hữu bằng sáng chế, sau đó Mohawk có thể cho thuê lại, hoặc thậm chí bán lại bằng sáng chế này. 

Liên quan đến vụ việc, Allergan là công ty đầu tiên đồng ý chi 13,75 triệu USD để mua lại, đồng thời hứa hẹn sẽ trả 15 triệu USD/năm nếu họ có thêm các bằng sáng chế hữu dụng khác. Hiện chưa rõ, bằng cách nào và số tiên bao nhiêu, Mohawk đã có được bằng sáng chế từ tay Allerga.

Tuy nhiên, thỏa thuận trên giữa Allergan và bộ lạc Mohawk đã vấp phải sự hoài nghi từ cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ. Vụ việc chỉ lên đỉnh điểm khi một vị thẩm phán liên bang quyết định vô hiệu hóa bằng sáng chế chuyển giao giữa bộ lạc Mohawk và Allergan. Ông này cho rằng, thỏa thuận trên là một "mưu kế bẩn" nhằm "thuê" cái gọi là "quyền miễn dịch chủ quyền" của bộ lạc da đỏ. 

Facebook, Amazon tranh giành bản quyền Ngoại hạng Anh

Cuộc đua sở hữu bản quyền phát sóng Ngoại hạng Anh ngày càng trở nên khốc liệt khi những gã khổng lồ công nghệ như Facebook, Amazon, Twitter hay Netflix bắt đầu vào cuộc. Bên cạnh các kênh phổ biến như Sky Sports hay BT Sport, các trang mạng xã hội với tiềm lực tài chính hùng mạnh đang từng bước lấn sân giành quyền phát sóng các giải đấu thể thao.

Ví dụ, Amazon đã qua mặt Sky Sports để giành quyền phát sóng 37 giải quần vợt trong hệ thống ATP tour, trong đó bao gồm cả 9 giải ATP Masters trên mạng internet tại Vương quốc Anh và CH Ireland. Chưa hết, Amazon còn chi 37 triệu bảng để sở hữu quyền "live stream" những trận đấu tối thứ Năm tại giải NFL (bóng bầu dục Mỹ) mùa này.

Trong khi đó, gần đây, Facebook đã không thể đấu thầu thành công vụ giành bản quyền 5 năm phát sóng giải criket từ Indian Premier League (Ấn Độ), dù sẵn sàng vung ra 610 triệu USD (456 triệu bảng). Dẫu vậy, vào hồi tháng 3/2017, Facebook đã ký hợp đồng với giải Nhà nghề Mỹ (MLS) để phát sóng trực tiếp ít nhất 22 trận trong mùa giải 2017 trên mạng xã hội.

 Thậm chí, Facebook còn bắt tay với kênh Fox Sports của Mỹ để "live stream" một số trận đấu tại Champions League 2017/18. Rõ ràng, động thái này cho thấy những gã khổng lồ công nghệ đang từng bước xâm chiếm cũng như thâu tóm hàng loạt giải đấu thể thao danh tiếng. Chính bởi vậy, chẳng có lý do gì mà Ngoại hạng Anh - giải đấu được mệnh danh hấp dẫn hành tinh - thoát khỏi con mắt thèm khát của họ.

Apple, Samsung, Amazon bị kiện bản quyền

Đại học Boston đã đâm đơn kiện lên tòa với các công ty như Samsung và Amazon.com và một vài cá nhân khác, mức án mà trường đại học này yêu cầu là giá trị lợi nhuận của các sản phẩm bán ra trong một năm của các hãng nêu trên.

Các yêu cầu mà trường đại học Boston đưa ra có vẻ rất bất hợp lý và có thể đưa các công ty mà họ đâm đơn vào tình trạng thua lỗ, vì vậy, Apple, Samsung, Amazon cùng các đơn vị liên quan đang chuẩn bị chiến đấu chống lại các điều khoản mà trường đại học trên đưa ra. Tất cả các bên bị đâm đơn kiện đều muốn một sự dàn xếp ổn thỏa chứ không phải là một chiến thắng hoàn hảo.

Thanh Hải

Tin khác

Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 8 giờ trước
(SHTT) - Công ty ChatGPT của OpenAI đã yêu cầu Quốc hội Anh cho phép họ có thể sử dụng miễn phí các tác phẩm được bảo vệ bản quyền. OpenAI giải thích việc huấn luyện mô hình trí tuệ nhân tạo mà không sử dụng dữ liệu như vậy là "không thể".
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Bloomberg đã đệ đơn yêu cầu bác bỏ một vụ kiện từ thống đốc bang Arkansas, Mike Huckabee và các tác giả khác, cáo buộc công ty này đã sử dụng sai mục đích tác phẩm bản quyền của họ để huấn luyện mô hình ngôn ngữ mang tên BloombergGPT.
Giải trí 9 giờ trước
(SHTT) - Hollywood đang chấn động trước làn sóng cáo buộc đạo nhạc của nhạc phim nguyên tác kinh điển “Phù thủy xứ Oz”. Sự việc này dấy lên những nghi vấn nghiêm trọng về bản quyền và tính sáng tạo trong ngành công nghiệp điện ảnh.