SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Những vật dụng trong nhà nghỉ bẩn như thế nào?

11:00, 23/09/2018
(SHTT) - Trong các nhà nghỉ thường có sẵn những vật dụng như khăn mặt, kem đánh răng, cốc nước, tủ lạnh... tuy nhiên ít ai biết rằng những vật dụng này lại chính là ổ bệnh nguy hiểm.

Sử dụng khăn tắm có thể làm lây nhiễm các bệnh ngoài da

Trong số các vật dụng tại khách sạn chưa đạt chuẩn thì khăn tắm có thể nói là bẩn nhất. Những chiếc khăn tắm này được “luân phiên” từ cơ thể vị khách này đến cơ thể vị khách khác. Chúng mang vô số những mầm bệnh như hắc lào, lang ben, viêm da, mụn nhọt…Những chiếc khăn này thường được giặt đồng loạt trong dung dịch nước tẩy mạnh nên vô cùng độc hại đối với làn da. Vì khối lượng khăn không đủ cung cấp cho số lượng khách lưu trú nên nhiều khách sạn chỉ phơi hoặc dùng lại khăn cũ mà không qua xử lý. Và đó là cơ hội cho các vi khuẩn bệnh truyền nhiễm xâm nhập vào cơ thể.

Thậm chí, theo thông tin được đăng tải trên Zing.vn, một nhân viên dọn phòng trong nhà nghỉ thú nhận anh thường xuyên lấy khăn lau mặt để lót tay nhặt những bao cao su đã sử dụng.

nguy-co-lay-nhiem-benh-tu-vat-dung-trong-nha-nghi-a-1059

 

Những loại khăn này có thể được giặt với số lượng nhiều bằng máy giặt, ít khi sạch hết, thậm chí có nhân viên còn để lại cho khách lượt sau dùng luôn..

Về vấn đề này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Thái Hà cho biết, nếu các đồ dùng trong phòng như chăn, ga, gối, đệm, khăn tắm, khăn lau… không được vệ sinh sạch sẽ tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại.

Bà cho biết các vi khuẩn, bụi bẩn sẽ có điều kiện trú ngụ, gây bệnh trên cơ thể khi chúng ta tiếp xúc hoặc sử dụng các đồ vật này. Đó cũng chính là nguyên nhân làm phát sinh các căn bệnh về da liễu, tai, mũi, họng, lây lan các căn bệnh truyền nhiễm như cảm cúm, lao, phổi, các bệnh về nấm, viêm nhiễm phụ khoa, thậm chí cả viêm gan B, phong, HIV.

Đối với khăn tắm nếu không giặt giũ sạch hoặc dùng khi ẩm ướt, sẽ gây hại cho vùng kín.

Bàn chải và kem đánh răng

Bàn chải, kem đánh răng được sử dụng trong các nhà nghỉ, khách sạn đều là những thứ được bán rộng rãi tại các chợ đầu mối.

Rất nhiều người cùng thường chọn mua những sản phẩm này bởi chúng tiện đem theo người, thêm vào đó bạn cũng không phải chuẩn bị và mang đồ quá nhiều. Thậm chí, những sản phẩm này cũng xuất hiện rất nhiều tại các nhà nghỉ, khách sạn hay resort hạng sang bởi giá thành của chúng rẻ hơn nhiều khi mua sỉ. Ưu điểm là giá thành rẻ và tiện lợi nhưng nguồn gốc xuất xứ của các sản phẩm này thường rất mơ hồ, khi thì Thái Lan, khi thì lại là đồ "xách tay" Trung Quốc.

kem danh rang nha nghi

 

Các chuyên gia cho biết rằng loại kem đánh răng và bàn chải không có nhãn mác, thành phần sẽ tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và rủi ro cho người sử dụng. Người tiêu dùng được khuyên không nên sử dụng các loại bàn chải và kem đánh răng giá rẻ để tránh những hậu quả hối tiếc về sau.

Điều khiển điều hòa, điều khiển ô tô

Một nghiên cứu đã cho thấy rằng, điều khiển truyền hình và công tắc đèn cạnh giường ngủ là hai thứ bẩn nhất tại khách sạn, bởi đó là nơi nhiều người chạm vào nhất. Hiểu một cách chi tiết, đó là nơi có lượng lớn vi khuẩn đang chờ đợi đến tấn công bạn.

Ấm siêu tốc

Đây là điều không phải ai cũng biết, thậm chí thứ bẩn nhất trong khách sạn không phải bồn cầu mà là ấm siêu tốc đó nhé.

Thoáng nhìn qua, bạn sẽ cảm thấy nó rất sạch sẽ và cho rằng chẳng có lí do gì mà nó lại bẩn nhưng bạn thực sự không biết những vị khách trước đã sử dụng nó để làm gì.

am sieu toc

 

Nhiều phục vụ phòng cho biết, những vị khách đã dùng bình đun nước để luộc trần đồ ăn, đựng tàn thuốc lá, thậm chí là nôn ối.

Chính vì thế, nếu không quá cần thiết bạn tốt nhất không nên sử dụng. Còn trong trường hợp bất khả kháng, nên đun sôi vài lần rồi đổ đi để tiệt trùng.

Cốc thủy tinh

Cốc thủy tinh tưởng sạch mà cực bẩn. Lý do là nhân viên nhà nghỉ sẽ không có thời gian rửa nó kỹ càng như chúng ta thường làm ở nhà đâu. Họ sẽ tráng qua loa, thậm chí dùng khăn bẩn để lau. Vì thế, khi đi du lịch khách nên tận dụng chai nước suối để súc miệng thay vì dùng cốc có trong nhà nghỉ.

coc thuy tinh

 

Khăn trải giường, vỏ nệm gối

Cũng giống như khăn tắm, khăn trải giường và vỏ nệm gối là những ổ bệnh nguy hiểm. Những tấm drap này được nhiều đời chủ “lăn lộn”, trong đó không ít người mang các mầm bệnh ngoài da hoặc truyền nhiễm nguy hiểm. Bên cạnh đó, môi trường ẩm thấp dễ khiến các đồ vật này bị mốc, thu hút các loại ký sinh trùng nguy hiểm.

Tủ lạnh

Trong mỗi phòng của nhà nghỉ đều được trang bị tủ lạnh, tuy nhiên chúng lại không được vận hành xuyên suốt. Chỉ đến khi có khách thuê thì chúng mới được cắm vào ổ điện. Điều đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật vì tủ lạnh để một thời gian khá lâu mà không vận hành sẽ bám bẩn bởi các loại vi khuẩn và nấm mốc. Để tránh tiếp tay cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, gây ra các chứng bệnh nguy hiểm, chúng ta tuyệt đối không nên để thức ăn, đồ uống vào đây.

Hải Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 500 triệu.
Tài sản trí tuệ 12 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Liên kết hữu ích