SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 24/03/2024
  • Click để copy

Những tỷ phú đang kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam

11:00, 05/09/2017
(SHTT) - Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Vingroup), ông Trần Bá Dương (Thaco Trường Hải), ông Trần Đình Long (Tập đoàn Hòa Phát), ông Nguyễn Đăng Quang (Masan Group), bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air) chính là những tỷ phú đang có vai trò kiến tạo nên diện mạo kinh tế Việt Nam trong tương lai.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Vingroup)

Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công Dự án Tổ hợp sản xuất ô tô VINFAST tại khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải (Hải Phòng). Đây là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi thứ 7, là bước khởi đầu cho việc gia nhập lĩnh vực Công nghiệp nặng, cùng 6 lĩnh vực cốt lõi trước đó của Vingroup, gồm: Bất động sản, Du lịch – vui chơi giải trí; Bán lẻ; Y tế; Giáo dục và Nông nghiệp.

Vingroup là tập đoàn kinh doanh tư nhân Việt nam có giá trị vốn hoá lớn nhất trên sàn chứng khoán (5,8 tỷ USD), lợi nhuận sau thuế năm 2016 là 2400 tỷ đồng. Tập đoàn này đã đầu tư xây dựng nhiều khách sạn thời thượng, những khu nghỉ dưỡng sang trọng, những khu đô thị và trung tâm thương mại sầm uất, những bệnh viện và trường học đẳng cấp quốc tế.

ty phu pham nhat vuong vingroup

 Tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Vingroup)

Có thể nói từ việc chuyên kinh doanh bất động sản, khách sạn, nay Vingroup đã chuyển hướng kinh doanh đa ngành sang các lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử, nông nghiệp, giáo dục, y tế, hạ tầng giao thông và mới đây sang lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy điện với thương hiệu Vinfast.

Theo báo chí nước ngoài, rất có thể ông Phạm Nhật Vượng sẽ là người Việt đầu tiên sỡ hữu trên 10 tỷ USD và người giàu nhất Đông Nam Á trong những năm tới.

Tỷ phú Trần Bá Dương (Thaco Trường Hải)

Ông Trần Bá Dương được xem là một tỷ phú USD thực thụ, đang sở hữu một trong những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam, có hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng.

Từ năm 1987 – 1990, ông đảm nhận vị trí Quản đốc xưởng sửa chữa nhà máy đại tu ô tô Đồng Nai. Tiếp theo đó, từ 1991 – 1997, ông được thăng chức trở thành Quản đốc xưởng sửa chữa – xí nghiệp cơ khí giao thông Đồng Nai.

ty phu tran ba duong thaco truong hai

 Tỷ phú Trần Bá Dương (Thaco Trường Hải)

Năm 1997, Công ty ô tô Trường Hải (THACO) được thành lập. Tiếp đó đến năm 2000, ông mở xưởng lắp ráp xe tải hạng nhẹ mang thương hiệu KIA. Sản phẩm chưa làm xong đã kín đơn đặt hàng.

Trần Bá Dương cũng là người Việt Nam đầu tiên đã làm được xe du lịch. Từ dòng xe Kia, Thaco, Kinglong…Trần Bá Dương đã đưa Trường Hải trở thành doanh nghiệp tư nhân với 100% vốn trong nước đầu tiên lắp ráp và sản xuất xe du lịch.

Hiện Thaco là công ty ô tô hàng đầu Việt nam, chiếm 41.5% thị phần, lãi sau thuế năm 2016 đạt gần 8000 tỷ đồng. Công Ty Đại Quang Minh là chủ đầu tư dự án Sala tại Thủ Thiêm, TPHCM. Vợ ông Trần Bá Dương là bà Viên Diệu Hoa, cũng là thành viên HĐQT Thaco.

Tỷ phú Trần Đình Long (Tập đoàn Hòa Phát)

"Vua thép" Trần Đình Long từ trước đến nay vẫn nổi tiếng với sự kín đáo, được đánh giá là một doanh nhân thẳng thắn, quyết đoán, làm nhiều hơn nói.

Ông Trần Đình Long sinh ngày 20/02/1961. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Toán Kinh tế tại Đại học Kinh tế quốc dân (Hà Nội).

ty phu tran dinh long tap doan hoa phat

 Tỷ phú Trần Đình Long (Tập đoàn Hòa Phát)

Vị tỷ phú này từng giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát trong giai đoạn từ 1992 đến 1996 và là Chủ tịch HĐQT của các công ty thuộc Hòa Phát Group từ 1996 đến 2005.

Năm 2015, ông Trần Đình Long bất ngờ lao vút lên vị trí thứ 2 trong top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với tổng tài sản khoảng 5.474 tỷ đồng.

Năm 2016 vừa qua tiếp tục là một năm "đại thành công" của Hòa Phát và ông Trần Đình Long khi lợi nhuận và giá cổ phiếu HPG đều đạt mức cao nhất lịch sử mặc dù còn một khoảng cách rất xa với top 1 và 2. Khối tài sản của ông Long cũng tăng vọt lên 9.146 tỷ đồng trở thành người giàu thứ 3 trên sàn chứng khoán Việt Nam, chỉ đứng sau Chủ tịch Trịnh Văn Quyết của Tập đoàn FLC và Chủ tịch Phạm Nhật Vượng của Vingroup.  

Theo đánh giá của giới đầu tư, Hoà Phát là công ty phát triển vững bền nhất Việt nam, có thể vài năm tới sẽ có lợi nhuận sau thuế hàng năm trên 10.000 tỷ đồng, sau khi dự án thép ở Dung Quất đi vào hoạt động.

Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (Masan Group)

Ông Nguyễn Đăng Quang, sinh năm 1963, có bằng tiến sỹ vật lý tại Liên Xô cũ, bắt đầu khởi nghiệp bằng sản xuất mỳ gói xuất sang Nga. Ông cũng từng tham gia lãnh đạo Techcombank. Tập đoàn Masan do ông làm chủ tịch đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm và khai khoáng. Lợi nhuận sau thuế năm 2016 là gần 2800 tỷ đồng, giá trị vốn hoá của Masan (MSN) trên thị trường chứng khoán là 2,4 tỷ USD.

Vào tháng 6/2017, ông Nguyễn Đăng Quang đã rời ghế Chủ tịch Masan Consumer nhưng ông sẽ vẫn giữ vai trò thành viên hội đồng quản trị tại doanh nghiệp này.

ty phu nguyen dang quang

 Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang (Masan Group)

Ngoài chức danh tại Masan Consumer, ông Nguyễn Đăng Quang hiện đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan - Masan Group (mã CK: MSN), thành viên Hội đồng quản trị của Techcombank và Chủ tịch Hội đồng thành viên của Công ty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo. Là người giữ vị trí quan trọng trong việc chuyên nghiệp hóa Masan Group ngay từ giai đoạn phát triển ban đầu, ông Quang còn giữ vai trò chủ đạo trong việc thành lập và phát triển nhiều doanh nghiệp và công ty con của tập đoàn. Theo báo cáo quản trị năm 2016 của Masan Group, ông Quang mặc dù chỉ sở hữu 10 cổ phiếu nhưng Công ty cổ phần Masan do ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị đang sở hữu gần 248 triệu cổ phiếu, tương đương 32,28% vốn điều lệ của Masan Group.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air)

CEO Vietjet là tỷ phú thứ 2 của Việt Nam góp mặt trong danh sách tỷ phú của Forbes sau chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng. Ông Vượng hiện ở vị trí thứ 867 với khối tài sản trị giá 2,4 tỷ USD.

Trước đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo - CEO VietJet - được tạp chí Forbes vinh danh là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam với tài sản 1,2 tỷ USD.

Bà Thảo là đồng sáng lập kiêm Chủ tịch Sovico Holdings, đồng thời là CEO hãng hàng không VietJet Air. Bà được Forbes công nhận là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và năm ngoái cũng lọt top phụ nữ quyền lực nhất thế giới của tạp chí này.

ty phu nguyen thi phuong thao vietjet air

 Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air)

Vào tháng 12/2011, bà Nguyễn Thị Phương Thảo mở hãng hàng không giá rẻ đầu tiên tại Việt Nam mang tên Vietjet. Nhưng đến nay, Vietjet đã cạnh tranh ngang ngửa với Vietnam Airlines, thậm chí vượt thị phần tại nội địa. Hiện giá trị vốn hoá trên thị trường chứng khoán của Vietjet (VJC) là 1,8 tỷ USD (trong khi Vietnam Airlines có giá trị vốn hoá 1,3 tỷ USD), lợi nhuận năm 2016 là 2500 tỷ đồng. Chồng bà Thảo là ông Nguyễn Thanh Hùng, một doanh nhân nổi tiếng, cũng luôn đồng hành với bà Thảo trong các công việc kinh doanh, đầu tư.

Theo giới thiệu trên trang web của tập đoàn Sovico, doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là Chủ tịch HĐQT - Cổ đông sáng lập của Tập đoàn Sovico Holdings; Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám Đốc Hãng hàng không VietJet, đồng thời, là Phó Chủ tịch HĐQT Thường trực HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tín dụng - Ngân hàng, Tiến sỹ Kinh tế, Uỷ viên sáng lập Viện Hàn lâm Nghiên cứu Hệ thống Quốc tế Liên Bang Nga.

Hương Mi (t/h)

Tin khác

Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Tổng cục Hải quan Trung Quốc đưa ra cảnh báo về việc 30 lô hàng sầu riêng Việt Nam xuất khẩu sang nước này bị nhiễm kim loại nặng cadimi vượt mức giới hạn quy định an toàn thực phẩm của Trung Quốc.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thanh Hóa là một trong những tỉnh có số lượng sản phẩm OCOP lớn của cả nước, trong đó có nhiều sản phẩm được đông đảo khách du lịch biết đến, tin dùng. Thời gian gần đây nhiều cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã có những cách làm hay, sáng tạo để những sản phẩm OCOP được vươn tầm ra quốc tế.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Hiệp hội bất động sản Việt Nam bình chọn Dự án của Văn Phú - Invest lọt top 5 dự án bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng tiềm năng năm 2024.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc thi “Thách thức sáng kiến kinh doanh” nhằm khuyến khích thanh niên dân tộc thiểu số, đặc biệt là nữ thanh niên, độ tuổi từ 18 – 35 tuổi xây dựng và thực hiện các sáng kiến khởi nghiệp tại địa phương, qua đó phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập tại các địa bàn dự án triển khai.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Apple đã sử dụng quyền lực và ưu thế của mình để kiểm soát thị trường điện thoại thông minh.