SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Những sự kiện khoa học thú vị sẽ diễn ra trong năm 2019

10:53, 13/01/2019
(SHTT) - Năm 2019 được coi là năm sẽ có nhiều sự bùng nổ trong ngành khoa học với nhiều sự kiện ấn tượng như nhật thực, nguyệt thực, các chuyến phóng tàu lên Mặt trăng...

SpaceX phóng tên lửa vũ trụ đầu tiên trong năm 2019

Chuyến bay đầu tiên của SpaceX trong năm 2019 đã thực hiện rất hoàn hảo. 10 vệ tinh cuối cùng trong hợp đồng đưa 75 vệ tinh của Iridium lên quỹ đạo đã đạt độ cao cần thiết.

Sau khi phóng vệ tinh, tên lửa Falcon 9 cũng hạ cánh thành công xuống một con tàu không người lái ngoài khơi Thái Bình Dương. Đây là lần đáp thành công thứ 33 của tên lửa đẩy này.

SpaceX

 

Đợt phóng tên lửa này có tên Iridium-8. Theo hợp đồng giữa SpaceX và Iridium, hãng hàng không vũ trụ của Elon Musk đã lần lượt đưa lên quỹ đạo mỗi chuyến 10 vệ tinh. Với thành công đầu năm mới, 75 vệ tinh của Iridium sẵn sàng thay thế nhóm vệ tinh cũ đã được phóng trong giai đoạn 1997 đến 2002 và vận hành đến nay trong lĩnh  vực cung cấp dịch vụ viễn thông.

Chuyến bay này được thực hiện từ căn cứ không quân Vandenberg ở California. Đây là lần thứ 73 SpaceX đưa một tên lửa lên vũ trụ, trong đó có 67 chuyến thực hiện bằng Falcon 9.

Nhật thực - nguyệt thực "dày đặc"

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2019 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời với nhiều trận mưa sao băng cũng như hiện tượng nhật thực và nguyệt thực một phần.

DNsukienthienvanTin0301183

 

Ngày 3,4/1: Mưa sao băng Quadrantids

Ngày 22/1: Giao hội của sao Kim và sao Mộc

Ngày 22, 23/4: Mưa sao băng Lyrids

Ngày 6, 7/5: Mưa sao băng Eta Aquarids

Ngày 10/6: Sao Mộc tới vị trí trực đối

Ngày 27/6, Sao Thổ tới vị trí trực đối

Ngày 17/7: Nguyệt thực một phần

Ngày 28, 29/7: Mưa sao băng Delta Aquarids

Ngày 12, 13/8: Mưa sao băng Perseids

Ngày 9/9: Sao Hải Vương tới vị trí trực đối

Ngày 8/10: Mưa sao băng Draconids

Ngày 21, 22/10: Mưa sao băng Orionids

Ngày 27/10: Sao Thiên Vương tới vị trí trực đối

Ngày 5, 6/11: Mưa sau băng Taurids

Ngày 17, 18/11: Mưa sao băng Leonids

Ngày 13, 14/12: Mưa sao băng Geminids

Ngày 21, 22 tháng 12: Mưa sao băng Urdis

Ngày 26/12: Nhật thực một phần

Định nghĩa mới về kilogram có hiệu lực

Hội nghị toàn thể về Cân đo đã đưa ra định nghĩa mới về đơn vị khối lượng (kilogam), đơn vị cường độ dòng điện một chiều (ampe), đơn vị nhiệt độ (kelvin) và đơn vị số lượng vật chất (mol). Sự thay đổi sẽ có hiệu lực từ 20/5/2019.

Đây sẽ là thay đổi mang tính đột phá đối với các nhà khoa học nhưng hoàn toàn không được mọi người bình thường chú ý. Có thể trong trường học, thầy cô giáo sẽ gặp chút khó khăn khi giải thích cho học trò về những đơn vị (mới) này.

rts25xpe-800x533-15462304073911252082432

 

Cho đến nay, điều khiến các nhà khoa học băn khoăn nhất chính là mẫu kilogam – một quả cân chuẩn làm bằng hợp kim của platinum và iridium, được lưu giữ tại Sevres, ngoại ô Paris (Pháp) từ thế kỷ XIX. Sự so sánh những mẫu khác với các mẫu được xây dựng trên cơ sở mẫu duy nhất này luôn là việc phiên hà.

Hơn nữa, quả cân chuẩn ở Sevres và các bản sao của nó, mặc dù được lưu giữ trong các điều kiện nghiêm ngặt, vẫn có thể thay đổi về khối lượng. Mỗi hạt bụi, mỗi dấu vân tay có thể làm thay đổi mẫu quả cân chuẩn này, khiến cho nó trở nên nặng hơn. Tuy nhiên, bởi vì quả cân chuẩn luôn là mẫu kilogam, nên tất cả chúng ta, về hình thức, đều trở nên nhẹ hơn! Từ ngày 20/5/2019 trở đi, điều đó sẽ chấm dứt.

Kính thiên văn CHEOPS "xuất trận"

Trong năm 2018, kính thiên văn Kepler của NASA chính thức nghỉ hưu sau 9 năm hoạt động và phát hiện hơn 2.600 vật thể ngoài vũ trụ.

Hiện tại NASA đang hoàn thành những bước chuẩn bị cuối cùng cho kính thiên văn "hiện đại nhất lịch sử" tên là James Webb, dự kiến sẽ vào không gian vào năm 2020.

cheopsmodel-940x626-1546230407387441281380

 

Trước đó, tháng 10-2018, kính thiên văn CHEOPS do trung tâm vũ trụ châu Âu và trung tâm vũ trụ Thụy Sĩ hợp tác sản xuất sẽ được đưa vào không gian.

CHEOPS đã được lựa chọn và nghiên cứu từ tháng 10/2012. Dự kiến hoạt động trong 3,5 năm, CHEOPS nhận nhiệm vụ quan sát các ngoại hành tinh ngoài Hệ mặt trời, giúp các nhà khoa học có thể phân tích được cấu trúc và thành phần của chúng.

Vân Tú

Tin khác

Khoa học Công nghệ 8 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 16 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.