SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Những sáng chế giúp bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên

06:39, 09/06/2017
(SHTT) - Là những chủ nhân tương lai của đất nước, các em học sinh vẫn đang cho thấy sự sáng tạo của mình khi cho ra nhiều sáng chế hữu ích. Đặc biệt nhiều sáng chế trong đó đã giúp giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường như xe chạy bằng năng lượng mặt trời, túi sinh học thay túi ni lông...

Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Xe chạy bằng năng lượng mặt trời

Chủ nhân của sáng chế trên là em Nguyễn Hữu Trung, lớp 12A5, Trường THPT Vĩnh Xuân, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Với mục đích góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường; đồng thời, tiết kiệm được nguồn nhiên liệu đang dần cạn kiệt và không ngừng tăng giá nên em Trung đã sáng chế ra chiếc xe chạy bằng 2 dạng năng lượng sạch.

Trung tìm khung xe đạp cũ, sửa chữa lại, sau đó hàn các chi tiết phụ tùng khác, như: phuộc, thay yên xe đạp bằng yên xe máy, gắn mô-tơ cố định vào sườn sau xe, thiết kế nơi gắn 2 bình ắc quy, đồng hồ đo cường độ dòng điện, vận tốc, hệ thống đèn chiếu sáng, ổ khóa… Theo Trung, điều khó khăn nhất trong quá trình sáng chế đó là việc chế tạo bộ phận cung cấp năng lượng cho xe.

sang che giup bao ve moi truong xe chay bang nang luong mat troi

 Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Xe chạy bằng năng lượng mặt trời

Cuối cùng, Trung đã tìm được cách tích hợp được năng lượng mặt trời bằng tấm pin năng lượng gắn ở phần đầu xe, sau đó nối dây vào đi-ốt, truyền năng lượng vào bình ắc quy.

Bên cạnh đó, một hệ thống cung cấp năng lượng khác được tạo ra bằng vòng quay của bàn đạp. Khi người dùng đạp xe sẽ kéo theo dynamo quay tạo ra dòng điện, truyền qua ổn áp và nạp vào bình ắc quy để tích trữ năng lượng.

Ngoài là phương tiện lưu thông, chiếc xe chạy bằng 2 dạng năng lượng sạch của Trung còn được tích hợp hệ thống chống trộm, bộ phận sạc pin điện thoại.

Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Túi sinh học kháng khuẩn tự phân hủy thay túi ni lông

Được biết 2 nữ sinh trên là em Nguyễn Cẩm Bình Minh (lớp 12) và em Nguyễn Cẩm Kiều Khanh (lớp 11, trường THPT chuyên Quốc học Huế).

Chia sẻ trên Tạp chí Khám phá, Bình Minh cho hay nguyên liệu để các em chế tạo túi sinh học kháng khuẩn là dung dịch bạc nano 100 ppm, Polyvinyl anlcol (PVA) tinh khiết dạng bột, tinh bột sắn và glyxerol 99%. Kiều Khanh cũng cho biết thêm rằng ý tưởng này xuất phát từ việc em vô tình phát hiện bột lọc có khả năng tạo được màng mỏng có độ bền nên em nghĩ đến việc dùng tinh bột cán mỏng thành màng rồi từ màng tạo thành túi. 

sang che giup bao ve moi truong tui sinh hoc khang khuan tu phan huy

 Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Túi sinh học kháng khuẩn tự phân hủy thay túi ni lông

Theo thông tin được đăng tải trên Tạp chí Khám phá, các chất có chứa trong dung dịch bạc nano tạo sự ổn định cho nano bạc và tăng cường tính chất kháng khuẩn của dung dịch. Còn tinh bột sắn có khả năng tạo túi mỏng do chính nó và cả khi phối trộn với các phụ liệu tạo túi khác đồng thời có khả năng tự phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên.

Để tạo túi, các phần tử tinh bột dàn phẳng ra sắp xếp lại và tương tác trực tiếp với nhau nhờ liên kết hydro và gián tiếp qua phân tử nước, PVA có khả năng tạo túi, túi PVA có độ bền kéo đứt tốt.

Sự kết hợp của PVA và tinh bột sẽ tạo ra một sản phẩm giúp cải thiện các tính chất của các nguyên liệu để tạo túi. Ngoài ra, các em còn sử dụng các nguyên liệu phụ gia cần thiết như glyxerol trong chế tạo màng từ nano bạc và tinh bột sắn để làm tăng khả năng gia công của tinh bột.

Như vậy chiếc túi sinh học này có khả năng phân hủy trong thời gian 2 tháng, có độ an toàn, bền, trong thành phần có tổ hợp nano bạc nên có khả năng kháng khuẩn.

Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Máy xúc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời

Mang trong mình căn bệnh u máu giãn tĩnh mạch, nhưng em Vũ Đình Bắc, học sinh lớp 8A Trường THCS Bình Lãng (Tứ Kỳ) vẫn say mê sáng tạo.

Mô hình máy xúc thu nhỏ do Bắc thiết kế có đầy đủ cấu tạo và tính năng như một chiếc máy xúc thật, nhưng lại hoạt động bằng điện của bình ắc quy sử dụng nguồn năng lượng mặt trời có thể bảo vệ môi trường và hạn chế tiếng ồn; sử dụng nguyên lý "bình thông nhau", truyền áp lực giúp cho gầu xúc hoạt động mà không cần tác động lực thông qua động cơ sử dụng nhiên liệu. Đây chính là điểm sáng tạo của Bắc khi áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế đời sống.

sang che giup bao ve moi truong may xuc hoat dong bang nang luong mat troi

 Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Máy xúc sử dụng nguồn năng lượng mặt trời

Sáng chế của em đã được một số chuyên gia đánh giá tốt, được đưa lên nhiều chương trình truyền hình về công nghệ như "7 ngày công nghệ", "Sáng tạo Việt".

Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Sản phẩm làm mát bằng tháp bay hơi

Sáng chế này là công sức mày mò, nghiên cứu của em Tạ Hoàng Bảo Việt, sinh năm 2000, học sinh lớp 11A6, trường THPT Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

sang che giup bao ve moi truong san pham lam mat bang thap hoi

 Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Sản phẩm làm mát bằng tháp bay hơi

Sáng tạo của Việt là hệ thống điều hòa nhiệt độ không khí, không sử dụng gas làm môi chất nên an toàn với môi trường, bảo vệ tầng ozone. Đặc biệt, hệ thống này còn được trang bị thêm tính năng điều khiển từ xa thông qua mạng rất tiện lợi cho người dùng.

Sản phẩm này đã xuất sắc giành giải nhất lĩnh vực Kỹ thuật cơ khí tại Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia dành cho học sinh trung học năm 2016.

Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Gậy nhặt rác

Lê Huỳnh Đức, học sinh lớp 12 Trường THCS - THPT Phú Quới, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã có một sáng chế giúp bảo vệ môi trường, đó là dụng cụ giúp mọi người thuận tiện hơn trong việc nhặt rác.

Đầu năm lớp 12, Đức bắt tay vào thực hiện. Sau mấy tháng mày mò nghiên cứu, lắp ráp thử nghiệm, tháng 11-2015 Đức đã hoàn thành sản phẩm như ý muốn.

sang che giup bao ve moi truong gay nhat rac

 Sáng chế giúp bảo vệ môi trường - Gậy nhặt rác

“Gậy môi trường” có kích thước gọn nhẹ, phần thân chính là gậy chụp hình tự sướng kết nối với một tay thắng xe đạp, dây thắng được đưa vào bên trong gậy, phần cuối dây sẽ nối hai càng gắp. Đức lý giải: “Khi muốn nhặt rác chỉ cần bóp tay thắng sẽ tạo ra lực kéo làm gập càng gắp, giúp giữ chặt được rác”.

Ngoài hỗ trợ việc nhặt rác, Đức còn lắp thêm công tắc điều khiển ở tay cầm của gậy nhằm trang bị cho gậy tính năng mới là hút bụi và giấy vụn trong môi trường lớp học. Trên đầu gậy còn gắn nam châm từ nên có thể dễ dàng hút sạch được cả bụi kim loại...

Điểm thú vị là Đức tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng như gậy chụp hình tự sướng, hộp phấn viết bảng, đèn pin sạc nhiều lần, dây thắng xe đạp, nam châm... để tạo ra chiếc “gậy môi trường” đa năng nhưng kinh phí chỉ vỏn vẹn 100.000 đồng.

PV(t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Viatris, tập đoàn dược phẩm và chăm sóc sức khỏe toàn cầu của Mỹ, mới đây đã thành công chứng minh phiên bản thuốc hạ huyết áp của họ không vi phạm bằng sáng chế của Johnson & Johnson.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Microsoft đã đồng ý giải quyết vụ kiện vi phạm bằng sáng chế với Viện Công nghệ California (Caltech) liên quan đến công nghệ Wi-fi. Cả hai bên đi đến thỏa thuận sau khi Caltech giành chiến thắng trong một vụ kiện triệu đô đối với Apple và Broadcom vào năm 2020.