SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Những phát hiện kì lạ về hành tinh trong năm 2018

16:03, 03/01/2019
(SHTT) - Trong suốt lịch sử, nhân loại đã không thể khám phá hết mọi thứ về hành tinh. Nhưng những sự kiện thú vị về nó luôn khuyến khích con người ngày nay không ngừng nghiên cứu và tìm tòi. Dưới đây là một số khám phá kì lạ về Trái đất trong thời gian vừa qua mà chúng ta có thể chưa rõ.

Lục địa tách giãn

anh7

Tách giãn lục địa ở châu Phi 

Vào ngày 19 tháng 3, một vết nứt khổng lồ rộng khoảng 15m, dài vài cây số vừa được phát hiện ở Kenya, là bằng chứng tiếp theo cho thấy châu Phi đang tách làm đôi. Vết nứt xảy ra sau những trận mưa lớn và kèm theo các hoạt động địa chấn.

Các nhà khoa học chỉ ra phần lớn lục địa châu Phi nằm trên mảng Nubian  nhưng phần phía đông châu Phi lại nằm trên mảng Somali.Nơi 2 mảng gặp nha gọi là Thung lũng tách giãn lớn, dài khoảng 3.000km từ phía bắc Syria, tây nam châu Á đến trung tâm Mozambique, đông Phi. Nơi đây thường xảy ra các hoạt động địa chất khi 2 mảng tương tác với nhau.

Tuy nhiên, sẽ mất hàng chục triệu năm để lục địa tách thành hai mảnh.

Khoáng chất bí ẩn

anh6

Khoáng chất CaSiO3

Một khoáng chất chưa từng thấy trước đây trong tự nhiên đã được tìm thấy trong một viên kim cương nhỏ được khai quật ở mỏ Cullinan của Nam Phi. Mặc dù chỉ có chiều dài 0,1 inch (3 mm), viên kim cương này lại chứa rất nhiều điều lí thú cho các nhà địa chất khám phá,nó có tên gọi là canxi silicat perovskite (CaSiO3).

Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy khoáng chất CaSiO3 dưới bề mặt Trái Đất. Tuy là loại khoáng chất nhiều thứ 4 trên Trái Đất, nhưng trước đó, CaSiO3 chưa từng được tìm thấy trong tự nhiên do nằm quá sâu trong lòng đất.

Khoáng chất hiếm (CaSiO3) vẫn còn là lý thuyết cho đến thời điểm hiện tại, nhưng với phát hiện bất ngờ trong viên kim cương lần này, các nhà nghiên cứu cuối cùng có thể tìm hiểu về CaSiO3 một cách chi tiết và tường tận hơn.

Viên kim cương này được hình thành ở độ sâu 700 km. Nhưng với việc hình thành ở độ sâu này, áp lực là khoảng 240.000 lần so với áp suất khí quyển ở mực nước biển, viên kim cương này còn vô tình lưu giữ CaSiO3 ở bên trong bằng cách tạo ra một môi trường ổn định cho nó và ngăn cản mạng lưới tinh thể của khoáng vật khỏi bị biến dạng trong quá trình kim cương di chuyển về phía bề mặt.

Kim cương giúp con người nhìn nhận một cách chân thực về những gì xảy ra ở bên dưới bề mặt Trái Đất và CaSiO3 bên trong nó cho thấy sự thay đổi cũng như quá trình hoạt động của các mảng kiến tạo thuộc lớp vỏ Trái Đất.

Vòng xoay lốc xoáy hướng từ dưới lên trên

anh8

Vòi rồng xuất hiện trong cơn lốc xoáy 

Lốc xoáy từ lâu đã được cho là hình thành từ trên xuống, hình thành từ các luồng không khí xoáy trong những cơn bão cường độ lớn. Nhưng nghiên cứu mới đã thay đổi nhân định này, những cơn lốc xoáy di chuyển từ mặt đất lên.

Các nhà khoa học đã bắt đầu điều tra bốn cơn lốc xoáy hình thành từ các siêu bão từ năm 2011 đến 2013, họ phát hiện ra rằng tất cả chúng khi xuất hiện đều hình thành các phễu trên mặt đất trước khi kéo dài lên mây. Trong một cơn lốc xoáy xảy ra ở El Reno, Oklahoma, vào ngày 24 tháng 5 năm 2011, các nhà quan sát trên mặt đất đã chụp được một bức ảnh của một cơn lốc xoáy vào vài phút trước khi radar phát hiện ra cơn lốc xoáy trên mặt đất, ở độ cao khoảng 15 đến 30 m.

Thực vật có thể phát ra âm thanh

anh11

Tảo ở vùng đảo Hawaii

Bạn có thể nghe thấy tiếng cây "thở không?"

Câu trả lời là có nếu như bạn lắng nghe tiếng tảo đỏ dưới nước. Đây là phát hiện lí thú nhất của các nhà khoa học tại các rạn san hô gần đảo Hawaii.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng khi tảo tiến hành quang hợp- như thực vật trên đất liền - chúng tạo ra các bong bóng nhỏ trên bề mặt của chúng. Khi các bong bóng tách ra và nổi lên mặt nước, chúng phát ra âm thanh "ping” mà nếu lắng tai nghe chúng ta có thể dễ dàng nghe thấy.

Phương Thảo

Tin khác

Khoa học Công nghệ 3 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.