SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Những lần H&M phải đấu tranh trong các cuộc chiến bản quyền

07:00, 11/08/2018
(SHTT) - Cũng như nhiều hãng thời trang khác, H&M thường xuyên vướng vào những cuộc chiến bản quyền căng thẳng. H&M đã từng phải đối đầu với Forever 21, Thrasher... để bảo vệ danh tiếng của mình.

Cuộc chiến bản quyền giữa Thrasher và H&M

Tài khoản Instagram của Thrasher đã chia sẻ một bức ảnh của mẫu áo trong dòng sản phẩm Divided của H&M với dòng chữ “Trippin” nổi bật ở mặt trước. Vấn đề là font chữ này lại trông rất giống với logo của Thrasher.

h&m

 

Thrasher đã gửi thư yêu cầu ngừng sản xuất chiếc áo vì vi phạm bản quyền, và phản ứng của H&M đó chính là phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào của họ.

H&M tiếp tục bị tố vi phạm bản quyền trong chiến dịch quảng cáo

Theo thông tin được đăng tải trên WIPR, ekip quảng cáo của H&M đã thực hiện chụp ảnh và quay video cho chiến dịch tiếp thị tại một sân bóng ném trong khu vực Williamsburg Brooklyn. Tại đây họ đã sử dụng hình ảnh của một bức tranh phun sơn trên tường.

Người đã vẽ bức tranh đó chính là nghệ sĩ tự do Jason Williams (bút danh Revok). Vì vậy Jason Williams đã đệ đơn tố cáo nhà bán lẻ thời trang hàng đầu H&M vi phạm bản quyền bức tranh đó và đòi bồi thường.

h&m 1

 

Mới đây, H&M đã có động thái đầu tiên và khiếu nại Jason Williams. H&M cho rằng chính Jason Williams không có quyền sở hữu bản quyền bức tranh bởi bức tranh phun sơn này được vẽ trên sân bóng ném trong khu vực Williamsburg Brooklyn nên nó là tài sản của thành phố New York và Jason Williams đã vẽ lên đó mà không có được sự đồng ý của đại diện thành phố.

Thậm chí H&M còn tuyên bố rằng việc vẽ tranh của ông Jason Williams là phá hoại tài sản của thành phố. Hiện tại H&M đang lấy bằng chứng để chứng minh việc ông Jason Williams không sở hữu bản quyền bức tranh và đây là bức tranh bất hợp pháp.

H&M kiện Forever 21 ăn cắp ý tưởng

Thông tin từ trang The Fashion Law cho hay, H&M đâm đơn kiện Forever 21 lên Tòa án liên bang New York. Trong đơn kiện, hãng thời trang Thụy Điển nêu rõ, họa tiết cây dừa và dòng chữ "Beach Please" do một trong những thành viên thuộc đội thiết kế của họ sáng tạo nên. H&M bắt đầu bán mẫu túi xách này tại thị trường Mỹ (ở các cửa hàng và website) hồi năm 2014 và nhận được phản hồi tốt từ khách hàng nhờ thiết kế độc đáo.

Cũng theo H&M, công ty đã đăng ký bản quyền cho mẫu túi này và nó có hiệu lực từ tháng 6/2015.

h&m 2

 

H&M cho rằng Forever 21 đã bán mẫu túi gần như giống y hệt sản phẩm gốc: "Họ thuê các công ty ở Trung Quốc sản xuất, sau đó nhập khẩu vào Mỹ. Trước đây, hãng này từng bị tố cáo vi phạm bản quyền thiết kế".

Theo đó, H&M yêu cầu Forever 21 ngừng sản xuất và bán mẫu túi xách cây dừa. Đồng thời, bị cáo phải bồi thường cho bên nguyên đơn toàn bộ lợi nhuận thu về từ việc bán hàng.

Lan Chi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 19 giờ trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Adam Schiff, nghị sĩ Đảng Dân chủ của bang California, đã đề xuất với Quốc hội Mỹ về dự luật buộc các công ty AI tiết lộ những tài liệu có bản quyền được sử dụng để xây dựng các mô hình AI tạo sinh.