SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Những lần Facebook bị lên án vì vi phạm bản quyền

08:44, 22/02/2019
(SHTT) - "Gã khổng lồ" Facebook đã không ít lần bị lên án vì vi phạm bản quyền với việc đăng tải các đường link trái phép trên nền tảng của mạng xã hội. Điều này đã làm ảnh hưởng không ít tới sự phát triển của Facebook.

 Tòa án Italy phán quyết Facebook vi phạm bản quyền

Một tòa án ở Rome (Italy) đã phán quyết "gã khổng lồ" truyền thông xã hội Facebook vi phạm bản quyền trong một vụ kiện do tập đoàn truyền thông Mediaset của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi đứng đơn.

Trong một tuyên bố ngày 20/2, Mediaset nêu rõ: "Đây là lần đầu tiên tại Italy, Facebook bị phán quyết vi phạm bản quyền và phỉ báng, với việc đăng tải các đường link trái phép trên nền tảng của mạng xã hội này".

Mediaset khẳng định kết quả thắng kiện của tập đoàn này là "một bước ngoặt trong luật bảo vệ bản quyền".

facebook

 

Vụ kiện bắt đầu từ năm 2012, khi những "người dùng vô danh" mở một trang Facebook được thiết kế riêng cho Kilari, một phim hoạt hình dài tập được phát trên một kênh truyền hình của Mediaset.

Theo Mediaset, trang Facebook này có các đường link dẫn tới các nội dung đã được bảo hộ bản quyền nhưng đăng tải trái phép lên YouTube, cũng như những bình luận bôi nhọ và xúc phạm người trình diễn bài hát chủ đề của phim hoạt hình này.

Mediaset nhấn mạnh: "Phán quyết trên của tòa là sự thừa nhận lần đầu tiên tại Italy về trách nhiệm của mạng xã hội đối với các vi phạm thông qua các đường link dẫn tới các trang bên ngoài nền tảng này".

Công ty này cho rằng dù vụ kiện chỉ dẫn tới khoản phạt nhỏ về tiền, nhưng có vai trò quan trọng vì "những nguyên tắc và tiền lệ" mà vụ kiện đặt ra.

Blackberry kiện Facebook, WhatsApp, Instagram vi phạm bản quyền

Hãng Blackberry đã đệ đơn khởi kiện các mạng xã hội Facebook, WhatsApp và Instagram vi phạm bản quyền công nghệ với các ứng dụng nhắn tin.

Theo hãng tin Reuters, trong đơn, Blackberry cáo buộc 3 mạng xã hội này đã sao chép công nghệ và các tính năng trong ứng dụng nhắn tin Blackberry Messenger của họ.

vi pham ban quyen

 

Việc khởi kiện vi phạm bản quyền là một phần trong chiến lược tìm kiếm nguồn thu cho công ty của giám đốc điều hành Blackberry, ông John Chen, khi hãng điện thoại từng một thời lẫy lừng này đang đánh mất khá nhiều thị phần smartphone.

Đơn kiện của hãng điện thoại đặt tại Canada đệ lên tòa án liên bang Los Angeles nêu: "Các bị đơn đã tạo ra những ứng dụng nhắn tin di động sử dụng các công nghệ tiến bộ của BlackBerry, sử dụng một số tính năng tân tiến về bảo mật, giao diện người dùng và các tính năng tăng cường khác".

Theo bà Sarah McKinney, phát ngôn viên của hãng BlackBerry, vụ kiện chính thức được đưa ra sau khi BlackBerry đã đàm phán nhiều năm và hãng này có trách nhiệm với các cổ đông trong việc theo đuổi các giải pháp pháp lý.

Đại diện pháp lý của Facebook, ông Paul Grewal, cho biết công ty ông sẽ phản đối cáo buộc này.

 Hãng BlackBerry đang nỗ lực hối thúc các công ty khác thanh toán tiền bản quyền công nghệ với hơn 40.000 sáng chế công nghệ toàn cầu của họ. Trong đó có các hệ điều hành, hạ tầng mạng, công nghệ nhắn tin, an ninh mạng và liên lạc không dây.

Facebook và nạn vi phạm bản quyền tràn lan

Fanpage là một hình thức chia sẻ nội dung được nhiều người dùng Facebook ưa chuộng nhất tại Việt Nam. Với các nội dung vi phạm bản quyền đăng tải lên fanpage, các trạng này có thể thu được lượng lớn người xem. Tuy nhiên, sau đợt “quét” bản quyền các fanpage khiến nhiều trang "không cánh mà bay", cộng đồng này bắt đầu chuyển qua sử dụng group nhiều hơn, với nhiều group có đến hàng trăm ngàn người tham gia.

Đặc điểm của group là có nhiều chức năng tương tự như diễn đàn trước đây. Mỗi group sẽ có các trạng thái như Public (Công khai - ai cũng xem được bài viết), Closed (Đóng - bài viết chỉ hiển thị với người tham gia group). Bên trong group các thành viên có thể đăng tải nội dung thoải mái. Nội dung có thể được đăng lên group ngay hoặc chờ người kiểm duyệt duyệt bài viết (trong trường hợp group đó bật chế độ kiểm duyệt).

Phần lớn các nội dung này được tải lên các trang chia sẻ như Fshare, Google Drive sau đó dẫn liên kết trong group để ai cũng có thể tải về nhanh chóng. Cho đến nay, mặc dù tồn tại rất nhiều group chia sẻ các nội dung vi phạm bản quyền tuy nhiên Facebook vẫn hoàn toàn chưa có động thái nào để xử lý các group dạng này.

Facebook thua vụ kiện kéo dài 2 năm với hãng game Zenimax

Tòa án bang Texas đã ra quyết định cuối cùng đối với vụ kiện liên quan đến việc hãng game Zenimax cáo buộc Oculus - công ty con của Facebook sử dụng trái phép công nghệ thực tế ảo của Zenimax.

Theo đó, khoản bồi thường cuối cùng cho vụ kiện cáo kéo dài 2 năm này là 500 triệu USD, bằng 1/4 so với mức yêu cầu của Zenimax.

facebook 1

 

Trước đó, vào năm 2014, Facebook đã mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ Oculus do Palmer Luckey sáng lập với giá 2 tỷ USD. Tuy nhiên chỉ vài tháng sau đó, hãng game Zenimax bất ngờ đâm đơn kiện Oculus vì đã sử dụng mã code lập trình của công ty để sản xuất mẫu kính thực tế ảo Rift. Zenimax đã yêu cầu Facebook bồi thường thiệt hại 2 tỷ USD, bằng với số tiền công ty mua lại Oculus năm 2014.

Về phía ZeniMax, hãng này cho rằng chính ông John Carmack, giám đốc công nghệ của Oculus, người từng làm việc cho công ty là người chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế mẫu kính VR Rift. John Carmack từng điều hành công ty game id Software thuộc sở hữu của ZeniMax và là "cha đẻ" của các tựa game đình đám như “Doom” hay “Quake” trước khi được mời về làm tại Oculus vào năm 2013. Bên cạnh đó, ZeniMax còn cáo buộc ông Palmer Luckey cố ý vi phạm những bí mật thương mại cũng như chứng nhận sở hữu trí tuệ của công ty.

Vân Hà

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.
Liên kết hữu ích