SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Những bất cập trong quyển SGK Tiếng Việt lớp 1 khiến phụ huynh bức xúc

08:08, 06/09/2018
(SHTT) - Thời gian gần đây, bộ sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ cả các phụ huynh và giáo viên sau khi được thử nghiệm tại một số trường Tiểu học trên cả nước.

Trong năm học 2017 - 2018, sách Tiếng Việt - Công nghệ giáo dục lớp 1được giảng dạy phổ biến hoặc đưa vào thí điểm ở nhiều trường Tiểu học trên cả nước. 

So với chương trình học trước đây, bộ sách mới này có sự thay đổi lớn trong cách phát âm. Đặc biệt sự xuất hiện của nhiều từ ngữ lạ khiến nhiều phụ huynh băn khoăn và lo lắng.

Cách đánh vần “lạ” gây tranh cãi

Mới đây, đoạn clip phản ánh một giáo viên đứng trên bục giảng, hướng dẫn các vị phụ huynh dạy con em mình đánh vần các từ “k”, “qu” theo chương trình mới đều phải đọc là “c”, hay thay đổi cách đánh vần của các từ “iên”, “uôn”. Clip này ngay lập tức gây nhiều tranh luận trên mạng xã hội. Đa số ý kiến đều bày tỏ sự hoang mang và lo ngại không biết đây thực sự có phải là chương trình giáo dục mới? Thậm chí được ví như đang triển khai cách đọc như cải tiến Tiếng Việt thành “Tiêw Việt” của PGS Bùi Hiền trước đó.

sgk

 

Tuy nhiên, nhiều giáo viên tiểu học đã lên tiếng chỉ ra rằng, đây là cách đánh vần theo Chương trình sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Trong những năm gần đây, Chương trình này đã được Bộ GD&ĐT thông qua và triển khai thí điểm tại một số trường trên phạm vi cả nước. Cụ thể, Chương trình Tiếng Việt Công nghệ giáo dục, riêng các âm: gi; r; d đều đọc là “dờ” nhưng cách phát âm khác nhau. C, k, q đều đọc là “cờ”. Ví dụ, “qua” đọc là “cờ - oa - qua”. Ngoài ra, cuốn sách thay đổi cách đánh vần các tiếng/iên/,/uôn/…

SGK có nhiều từ ngữ địa phương, khó hiểu

Bên cạnh cách đánh vần mới, bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” còn dạy nhiều từ ngữ địa phương, khó hiểu. Một phụ huynh chia sẻ:

“Sách lớp 1 năm nay có sự cải cách từ ngữ mà mình đọc không được, chẳng hạn như từ ‘khuýp khùym khuỵp’, những từ nhiều khi đọc bị trẹo miệng luôn. Sách tiếng Việt năm nay đưa vào những từ như vậy, mình sẽ không bao giờ có thể đọc và dạy cho các bé được. Khi mình đọc cái từ mà mình không hiểu nghĩa thì làm sao có thể giải thích cho con mình hiểu được".

sgk 1

 

Dạy trẻ những thói xấu

Nhiều giáo viên (GV), phụ huynh cho rằng có những bài học nội dung không phù hợp với trẻ. Ví dụ bài "Quả bứa" (trang 87, sách "Tiếng Việt - CNGD lớp 1, tập 2") kể câu chuyện 2 cháu Năm và Sáu đi qua vườn quả. Năm thấy quả liền la (hô) to và Sáu nhặt quả bứa. Hai cháu giành qua giành lại, cậu Cả đi qua và phân xử. Cậu Cả bổ quả bứa và phán: "Năm, mày thấy quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Sáu, mày nhặt quả bứa, hãy nhận lấy nửa vỏ này. Dành phần ruột trả thù lao cho quan tòa phân xử, của tao. Cậu Cả vừa ăn vừa bỏ đi".

sgk 2

 

Theo đánh giá của một GV, lời lẽ trong câu chuyện rất phản cảm, gọi nhau bằng mày - tao, ý nghĩa thì chỉ dạy các cháu cách sống tiểu xảo. Chưa hết, sách còn có nhiều bài học mà trong câu chuyện lại ẩn hiện ý nghĩa "mớm" cho trẻ những thói xấu như tọc mạch, xu nịnh, nói dối, châm biếm người khác… Nhiều từ ngữ mang tính tiêu cực chứ không có ý nghĩa giáo dục. Một GV tại Trường Tiểu học An Dương (TP Hải Phòng) phàn nàn có lần dạy đến câu "Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen", một học sinh (HS) đã hỏi cô "đánh ghen" là gì khiến cô giáo này lúng túng không biết phải giải thích thế nào cho các em HS lớp 1 hiểu.

Đơn vị biên soạn sách Công nghệ giáo dục lên tiếng về cách phát âm "lạ"

Trước đấy, trong một lần chia sẻ với báo chí, thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Loan – Trung tâm Công nghệ Giáo dục NXB Giáo dục Việt Nam, đơn vị biên soạn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục cho biết mục tiêu của bộ môn là học sinh phải đọc thông, viết thạo; nắm vững cấu trúc ngữ âm của tiếng, nắm vững luật chính tả, từ đó, học sinh không thể tái mù.

Bà Loan cho hay, với môn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục (CNGD), học sinh sẽ học cấu trúc ngữ âm của tiếng, không phải đi từ chữ rồi trở lại âm như chương trình hiện hành mà công nghệ giáo dục quan điểm đi từ âm đến chữ, tức là đi từ trừu tượng đến cụ thể. Từ khái niệm khoa học, học sinh sẽ phân tích những khái niệm đó và dần dần sẽ hiểu được cụ thể.

Minh Vân (t/h)

Tin khác

Tin tức 1 giờ trước
(SHTT) - Thời gian tới, Hải quan Quảng Ninh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả.
Tin tức 3 giờ trước
(SHTT) - Năm 2024, nhiều trường đại học tiếp tục cho phép thí sinh thực hiện quy đổi điểm IELTS trong tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên, mỗi trường đều có những quy định riêng, thí sinh cần lưu ý để đảm bảo quyền lợi khi thực hiện xét tuyển.
Tin tức 18 giờ trước
Trong những năm gần đây lượng khác du lịch đổ về Thanh Hóa rất lớn, riêng 5 ngày nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay Thanh Hóa đã đón được khoảng 1,5 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt hàng ngàn tỉ đồng.
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu to lớn, nổi bật, trở thành một trong những tỉnh đi đầu trong công cuộc đổi mới sáng tạo của Vùng đồng bằng Bắc Bộ, một cực tăng trưởng của khu vực phía Bắc.
Tin tức 2 ngày trước
(SHTT) - Làm việc xuyên đêm khiến nhiều sinh viên luôn trong tình trạng thiếu ngủ trầm trọng, ảnh hưởng đến kết quả học tập, sức khỏe sa sút,... Dẫu biết những hệ lụy nguy hiểm ẩn sau nguồn thu nhập của mình, nhiều bạn trẻ vẫn chấp nhận vì những lý do khác nhau.