SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Nhìn lại tiềm lực của FLC trước ngày Bamboo Airways cất cánh

17:00, 24/12/2018
(SHTT) - Tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải về việc cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã: FLC) nắm 100% vốn.

 Chưa có thông tin mở bán vé, liệu Bamboo Airways có tiếp tục lỡ hẹn?

Tháng 11 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức đồng ý đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải về việc cấp phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) do Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (Mã: FLC) nắm 100% vốn.

Trước đó, do chưa được cấp phép kinh doanh hàng không nên Bamboo Airways đã phải “lỡ hẹn” ngày cất cánh là 10/10 và sau đó ông Đặng Tất Thắng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc hãng cho biết,  Bamboo Airways dự kiến thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 27/12.

anh 1

Hình ảnh máy bay A319 Airbus của Bamboo Airways (Ảnh: Bamboo Airways) 

Rạng sáng 16/12 vừa qua, chiếc máy bay đầu tiên của Bamboo Airways đã về đến Cảng hàng không Quốc tế Nội bài. Đây là dòng máy bay A319 của Airbus được hãng thuê từ Công ty WWTAI AIROPCO II DAC với thời hạn 48 tháng.

Ngay trước ngày dự kiến bay, Cục Hàng không Việt Nam đã có Quyết định số 2359 phê duyệt chương trình an ninh hàng không – một trong những điều kiện để cho hãng cất cánh. Song đến nay, dù chỉ còn vài ngày trước ngày cất cánh song thông tin bán vé máy bay của Bamboo Airways vẫn chưa được hãng công bố.

Có thể nói, Bamboo Airways gia nhập ngành hàng không, lựa chọn phân khúc ngách - mô hình hàng không Hybrid trong thời điểm hàng loạt đơn vị tư nhân khác phải rời cuộc chơi. Trước đó Air Mekong đã phải “khai tử” cuối tháng 3/2014 vì thu không bù chi dù đã lên kế hoạch lỗ trong 3 năm đầu hoạt động, nhưng có lẽ hãng đã không thể trụ nổi khi trong 2 năm đầu với khoản lỗ được ước tính khoảng 800 - 1.000 tỷ đồng.

Hay hãng hàng không tư nhân Indochina Airlines của Công ty Cổ phần Hàng không Đông Dương thuộc ông chủ Hà Dũng cũng đã chấm dứt hoạt động vào tháng 10/2009 sau một năm hoạt động và ôm loạt khoản nợ với các bên liên quan.

Qua đó, có thể thấy tiềm lực tài chính để duy trì hãng bay là vô cùng lớn, trước ngày Bamboo dự định cất cánh chúng ta cùng nhìn lại năng lực công ty mẹ FLC của Bamboo Airways.

Lợi nhuận có dấu hiệu giảm tốc

FLC được ra đời từ năm 2001, tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune với vốn điều lệ ban đầu là 18 tỷ đồng theo Giấy đăng ký kinh doanh được cấp vào tháng 3/2008. Tính tới nay vốn điều lệ của FLC đã lên đến 7.100 tỷ đồng, gấp 394 lần chỉ sau 10 năm với ngành nghề kinh doanh chính là bất động sản.

Việc thành lập Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) vào tháng 5/2017 có thể nói là cú ngoặt lớn nhất của FLC khi chuyển sang một lĩnh vực hoàn toàn mới.

anh 2

Tổng hợp số liệu tăng vốn qua các năm của FLC (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp) 

Theo số liệu từ báo cáo tài chính của FLC, giai đoạn 2013 – 2016, FLC ghi nhận sự tăng trưởng vượt trội cả về doanh thu và lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế của FLC từ mức 99 tỷ đồng năm 2013 đã vượt 1.000 tỷ đồng vào năm 2016. Sang tới năm 2017, doanh thu của Công ty tiếp tục ghi nhận sự bứt phá mạnh, tăng 89% nhưng trái lại lợi nhuận lại giảm 62% còn 385 tỷ đồng.

Đây là năm FLC ghi nhận sự giảm tốc mạnh của lợi nhuận với lý giải từ phía FLC là do việc chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản phẩm sang căn hộ khách sạn, dịch vụ nghỉ dưỡng làm giá vốn bán hàng tăng mạnh từ 4.500 tỷ đồng năm 2016 lên hơn 10.000 tỷ đồng năm 2017. 9 tháng đầu năm FLC đã hoàn thành được 61% kế hoạch doanh thu nhưng mới chỉ được 1/3 chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế.

anh 3

Biểu đồ tình hình kinh doanh của FLC qua các năm (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp) 

Tính đến hết năm 2017, Công ty đã triển khai nhiều dự án bất động sản trên 8 tỉnh thành của cả nước gồm: Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định với diện tích quỹ đất lên tới 7.300 ha và hơn 40km bờ biển. FLC đã cung cấp ra thị trường hơn 2.000 căn hộ thương mại, 1.800 căn biệt thự và nhà phố, 2.800 căn hộ khách sạn.

Lo ngại nợ vay

Việc liên tục mở rộng quỹ đất, tăng trưởng nhanh về doanh thu kéo theo các khoản nợ vay và khoản phải thu của FLC liên tục gia tăng qua các năm.

Nếu hết năm 2013, tổng nợ vay tài chính và các khoản phải thu của FLC chỉ chiếm khoảng 33% tổng tài sản thì tới ngày 30/9/2018 con số này đã lên tới 70%.

Anh 4.

Biểu đồ tình hình tài chính của FLC qua các năm (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp) 

Đáng chú ý, dù phải đi vay ngân hàng lên tới 4.916 tỷ đồng tính tới ngày 30/9/2018 song FLC lại cho nhiều doanh nghiệp khác vay với số tiền lên tới 5.670 tỷ đồng.

anh 5

Chi tiết khoản phải thu về cho vay của FLC (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2018) 

Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thì Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển ACO, Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển ELDON cùng có trụ sở tại số 37, phố Lê Quý Đôn, phường Ba Đình, TP Thanh Hoá. Bên cạnh đó Công ty ACO, IMR còn được thành lập cùng ngày, cùng người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Nga.

Đáng chú ý, ngay thời điểm Công ty IMR mới thành lập, chính đơn vị này đã mua thành công gần 1,2 triệu cổ phiếu ART của Công ty Cổ phần Chứng khoán Artex không chào bán. Qua đó có thể thấy một số Công ty mà FLC cho vay có liên quan tới nhau và tới các công ty thuộc hệ sinh thái FLC.

Anh 6

Thông tin các doanh nghiệp FLC cho vay tại ngày 30/9/2018 (Nguồn: Hoàng Kiều tổng hợp) 

Có thể thấy bức tranh kinh doanh của FLC gặp nhiều khó khăn từ năm 2017 đến nay khi lợi nhuận liên tục giảm sút nhưng phải thu và vay ngân hàng liên tục phình to. Dù tình hình kinh doanh không sáng sủa song FLC phải liên tục bảo lãnh cho Bamboo Airways thuê tàu bay.

Cụ thể FLC đã thông qua việc bảo lãnh thuê tàu bay A321-200N cho Bamboo Airways với Celestial Aviation Trading 12 Limited thuộc sở hữu của GE Capital Aviation Services Ltd (Gecas) với thời hạn hợp đồng thuê là 145 tháng cùng với tàu bay A319-100 (thời hạn thuê 4 năm) và chiếc A320-200 (thời hạn thuê 6 năm) từ Wwtai Airopco II Dac (Wwtai).

Tham vọng đến năm 2023 Bamboo Airways sẽ đạt tổng doanh thu 931,5 triệu USD (khoảng 21.000 tỷ đồng), lợi nhuận trước thuế 59 triệu USD (hơn 1.300 tỷ đồng), vận chuyển 50 triệu lượt hành khách, tốc độ tăng trưởng bình quân 100%/năm.

 Với tình hình kinh doanh của công ty mẹ kém khả quan, nhiều nghi vấn về việc tập đoàn này có đủ khả năng gồng gánh Bamboo Airways trong các năm tới để vượt qua hàng loạt cửa ải khó khăn từng khiến nhiều hãng bay dừng hoạt động trước đó?

Hoàng Kiều

Tin khác

Kinh tế 12 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Kinh tế 1 ngày trước
Dự án The Gió Riverside được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; đang tiếp tục hoàn chỉnh các vấn đề pháp lý khác để sẵn sàng triển khai xây dựng dự án trong năm nay. 
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Các công ty đang dịch chuyển ngân sách quảng cáo từ truyền thông kỹ thuật số sang mạng lưới quảng cáo bán lẻ để tạo nguồn thu mới.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Sáng ngày 16/4/2024 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia (NFSC) đồng tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến đối với Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2023 và triển vọng 2024”.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh rác thải thời trang ngày càng gia tăng, Mèo Tôm Handmade đã được thành lập và đóng vai trò như một giải pháp sáng tạo và đầy ý nghĩa, biến những chiếc quần jean cũ thành những chiếc túi xách độc đáo và thân thiện với môi trường.