SO HUU TRI TUE
Chủ nhật, 28/04/2024
  • Click để copy

Nhìn lại lịch sử Internet: Những mã độc máy tính từng khiến giới công nghệ lao đao

07:31, 24/11/2018
(SHTT) - Sức tàn phá của những mã độc nguy hiểm luôn là điều khiến giới công nghệ toàn cầu lo lắng. Những mã độc như Jerusalem, Michelangelo, Storm Worm, Melissa, MSBlast... đã từng khiến thế giới thiệt hại hàng tỉ USD.

Melissa

Được đặt theo tên của một vũ nữ nhảy cột tại Florida, vi rút Melissa lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1999 và được coi là loại virus có khả năng phá huỷ hàng loạt thư gửi đi và tấn công nhằm vào các khách hàng của Microsoft. Virus Melissa được lập trình có khả năng lan rộng thông qua hệ thống dựa trên Outlook và Microsoft Word. Kết quả là, virus này đã gây ra những nguy hại to lớn. Melissa do tay hacker New Jersey, người sau đó đã bị tống giam.

Michelangelo

“Quả bom hẹn giờ” Michelangelo đã làm cả thể giới phải phát sốt vào năm 1991. Được lập trình để kích hoạt vào ngày 6/3 (đây được coi là ngay khai sinh ra vi rút Michelangelo), vi rút này được tạo ra nhằm mục đích viết đè lên tất cả các sector của ổ. 

Sau ngày 6/3/1991, khoảng 10 - 20 nghìn máy tính được báo cáo dữ liệu bị phá hủy. Tuy nhiên, con số thực tế cao gấp nhiều lần số đó. Nguyên nhân vì hệ thống mạng thông tin tại thời điểm này chưa phổ biến như hiện nay.

Những tác hại do virus Michelangelo gây ra là lời cảnh báo hữu hiệu đối với những người dùng máy tính. Một năm sau đó, ngày 6/3/1992, doanh số bán phần mềm diệt virus tăng đột biến. 

ma doc

 

 

Jerusalem (tên khác: BlackBox)

Xuất hiện năm 1987, Jerusalem là một trong những mã độc đầu tiên hủy hoại Internet. Đây cũng là virus được biết tới nhiều nhất do “thói quen” xoá dữ liệu trên máy người dùng định kì vào thứ Sáu ngày 13. Jerusalem lây nhiễm trên hệ điều hành DOS, làm tăng kích thước của mọi file chạy trên hệ điều hành đó trừ file COMMAND.COM. Jerusalem cũng là nguyên nhân cho sự xuất hiện của một loạt virus mới, ví dụ như Frère, tự động chơi bản nhạc Frère Jacques vào ngày 13 hàng tháng.

MSBlast 

Tháng 7/2003, Microsoft thông báo một lỗ hổng bảo mật của Windows. Chỉ một tháng sau đó, lổ hổng này bị khai thác.

Khi lây nhiễm, MSBlast tự động cài đặt một máy chủ với giao thức TFTP (Trivial File Transfer Protocol - Giao thức truyền file ... tầm thường) và tải mã độc xuống máy này.

Chỉ trong vòng vài giờ, khoảng 7.000 máy tính bị lây nhiễm và MSBlast cũng bị phát hiện. Microsoft đã cố gắng để đưa ra bộ gỡ bỏ MSBlast (Windows Blaster Worm Removal Tool) vào tháng 1/2004. Đến khi đó, khoảng 25 triệu máy tính toàn cầu được thông báo đã "dính" virus MSBlast.

Storm Worm

Storm Worm chỉ xuất hiện vào tháng 1/2007. Cái tên “storm” (bão) bắt nguồn từ bức email phát tán virus “ăn theo” cơn bão Kyrill tại Châu Âu vào lúc đó, với tiêu đề “230 người chết khi bão tràn qua Châu Âu”.

Máy tính nhiễm Storm Worm sẽ bị kết nối vào một mạng botnet do hacker điều khiển. Các máy tính trong mạng sẽ đồng loạt gửi dữ liệu cá nhân, tấn công từ chối dịch vụ các website hoặc gửi thư spam, thư chứa virus đến các máy khác. Tới tháng 9/2007, có khoảng 1-10 triệu máy tính cá nhân (PC) vẫn đang nhiễm virus này và mỗi PC bị “lây bệnh” từ một trong .. 1,2 tỉ email đã được mạng botnet gửi đi. Storm Worm rất khó bị theo dõi và tiêu diệt do mạng botnet được phân tán trên diện rộng, và bản thân các PC trong mạng cũng “bị” cập nhật bởi kĩ thuật có tên gọi flux DNS.

Hạ Linh

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, các nhà Khoa học đã tìm ra vật liệu mới mang tên "goldene" (lá vàng mỏng nhất thế giới) hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong biến đổi carbon dioxide và sản xuất hydro.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp lớn của iPad Pro và iPad Air sau nhiều năm tại dự sự kiện Let Loose diễn ra vào ngày 7/5 tới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Qualcomm đã nhận thấy tiềm năng của Ấn Độ trong lĩnh vực thiết kế chip khi bối cảnh ngành công nghiệp bán dẫn của nước này đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời công ty cũng đang tận dụng đội ngũ kỹ sư tài năng của Ấn Độ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Liên kết hữu ích