SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Nhật xử phạt mạnh tay trước nạn vi phạm bản quyền truyện tranh

10:46, 26/01/2019
(SHTT) - Nhật Bản cương quyết muốn ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền của anime và manga. Tuy vậy, cuộc chiến bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực xuất bản ở Nhật vẫn còn nhiều khó khăn, bởi chính cơ quan chức năng cũng không thể nắm hết có bao nhiêu trang web chuyên dẫn link lậu tồn tại.
3-quan-tri-vien-trang-web-manga-lau-tai-nhat-ban-linh-an-42-thang-tu

 

Trụ sở Chiến lược sở hữu trí tuệ đang có kế hoạch khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ internet ngăn chặn và hạn chế các truy cập đến các trang web "độc hại" trên "cơ sở tự nguyện" nhằm bảo vệ nền công nghiệp manga và anime của nước này khỏi những kẻ chuyên coi lậu.

Các trang web vi phạm bản quyền đang trở thành một vấn nạn cho các tác giả vẽ truyện tranh, do tiền bản quyền không được trả cho các nội dung bị phân phối mà không có sự chấp thuận của bên sở hữu bản quyền.

Sự phổ biến ngày càng gia tăng trong vấn nạn vi phạm bản quyền truyện tranh đã khiến nhiều nhóm tác giả truyện tranh phải cảnh báo về vấn đề này. Nhóm Manga Japan tại Tokyo đã thông báo rằng ngành công nghiệp manga có thể "sẽ lụi tàn" nếu như tình trạng còn tiếp diễn.

Chặn truy cập là chưa đủ

Cách đây không lâu, có ba trang web vi phạm bản quyền lớn là Mangamura, Anitube và Miomio. Mangamura, một trang chuyên vi phạm bản quyền, đã bị đóng cửa. Theo công cụ phân tích SimilarWeb, trang web này có khoảng hơn 174 triệu lượt truy cập vào tháng 3, trở thành trang web đông người qua nhất tại Nhật Bản.

17052616222135

 

Từ 09/2017 đến 08/2018, ba trang web lớn mà đã vi phạm bản quyền nói trên đã thu hút được hơn 938 triệu lượt ghé thăm, và có thể đã gây thiệt hại lên đến 400 tỷ yên (khoảng 3,7 tỷ USD) cho ngành công nghiệp manga và anime, theo Hiệp hội phân phối nội dung quốc tế.

Chính phủ Nhật Bản đã ngăn chặn người dùng truy cập vào các website này. Tuy nhiên, chỉ ngăn chặn các trang web thôi thì chưa phải là một giải pháp bền vững, vì các trang nhái lại trang Mangamura đã mọc lên như nấm.

Chính phủ coi động thái này là một biện pháp tạm thời, cho đến khi họ có thể thiết lập được một quy định để trấn áp hành vi vi phạm bản quyền, bao gồm việc cấm các trang leak, các trang mà đang tạo ra các kết nối tới các bản sao chép mang nhạc và video lậu, và cấm cả các tập tin đăng tải lên các website khác.

Hiệp hội An toàn nội dung Internet, một tổ chức của ngành công nghiệp bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ internet và các công ty công nghệ thông tin cho biết, các trang web vi phạm bản quyền nên được chấn chỉnh theo luật thay vì bằng các biện pháp chặn.

Chính phủ cũng đang tìm cách để phát triển một cơ sở pháp lý vào năm 2019 để hạn chế truy cập vào các trang web vi phạm bản quyền.

Trừng phạt nặng cá nhân hoặc tổ chức vi phạm bản quyền

Mới đây, tòa án quận Osaka vừa tuyên phạt tù 3 quản trị viên của trang web chia sẻ link manga lậu - Haruka Yume no Ato, mức án từ 28-42 tháng. Đây là hành động cứng rắn mới nhất của Nhật trong cuộc chiến chống xâm phạm bản quyền ở lĩnh vực xuất bản, hiện gây thiệt hại đến hơn 400 tỷ yên/năm (khoảng 3,72 tỷ USD), theo thống kê của Hiệp hội Phân phối ở nước ngoài (CODA) của Nhật, từ tháng 9/2017-2/2018.

50428398_382523128996388_1958183050328145920_n

 

Haruka Yume no Ato là trang web lớn tại Nhật, chuyên tổng hợp và cung cấp liên kết tới các trang khác có chứa nội dung vi phạm bản quyền - hành động gián tiếp xâm phạm quyền tác giả khi hỗ trợ cho các bản lậu phát hành. Tháng 9/2017, cảnh sát đã “sờ gáy” trang này, bắt giữ các nghi phạm. Ước tính, đến thời điểm các quản trị viên bị bắt, trang này đã gây tổn thất cho các chủ sở hữu 675 triệu USD.

Trong một nỗ lực nhằm siết chặt tệ nạn xem - đọc lậu, đầu tháng này, Tổng cục Văn hóa Nhật (ACA) đã thúc đẩy việc đệ trình dự thảo luật khắt khe hơn, nhằm trừng phạt những người dùng internet tải hình ảnh, truyện tranh, tiểu luận, tiểu thuyết kèm ảnh minh họa theo phong cách anime/manga mà người tải biết là sản phẩm đăng lậu trên mạng.

Người mua các ấn phẩm lậu bao gồm: Manga, Light Novel, Tiểu luận, Hình ảnh “lậu” trên mạng có thể bị phạt tiền hoặc thậm chí phải ngồi tù. Theo các sửa đổi được đề xuất, mức phạt dành cho người vi phạm có thể lên đến 2 năm tù và số tiền phạt có thể lên đến 2 triệu yên (khoảng 18.000 USD). Cục Văn hóa dự định sẽ đệ trình Dự thảo sửa đổi Luật Bản quyền trong phiên họp thường kỳ tiếp theo của Nghị viện Nhật Bản.

Ngoài ra, ACA cũng đề xuất cấm các trang web tổng hợp và chia sẻ các liên kết vi phạm bản quyền. Trước đó, tháng 4/2018, chính phủ xứ mặt trời mọc bắt đầu kêu gọi các nhà cung cấp dịch vụ internet tự giác ngăn chặn và hạn chế các truy cập đến những trang web lậu, để bảo vệ nền công nghiệp manga và anime trong nước. Tập đoàn Viễn thông và di động Nippon (NTT) Nhật Bản đã ủng hộ và ra thông báo sẽ chặn một thời gian ngắn hạn.

Tuy nhiên, giải pháp tạm thời này của chính phủ đã vấp phải những ý kiến trái chiều, giữa một bên là các nhà xuất bản và một bên là các luật sư, các công ty viễn thông, vì không hợp luật. Chuyện tòa án phạt tù 3 quản trị viên trang Haruka Yume no Ato cũng không hoàn toàn được đồng tình.

Theo Kensaku Fukui - luật sư nổi tiếng về tác quyền ở Nhật - rất khó để khẳng định hành động đưa đường dẫn, chẳng gì khác hơn là một địa chỉ internet, là hành vi xâm phạm bản quyền. Xem ra, cuộc chiến bảo vệ bản quyền trong lĩnh vực xuất bản ở Nhật vẫn còn lắm cam go, bởi ngay cả cơ quan chức năng cũng không thể nắm hết có bao nhiêu trang web chuyên dẫn link tồn tại.

Thuý Hằng (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.