SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Nhập nhèm thị trường sữa bột nhập ngoại: Nỗi lo của người tiêu dùng

08:27, 14/02/2019
(SHTT) - Sữa bột là mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, những thông tin về sữa bột giả, kém chất lượng, gây nhiều nguy hại cho người tiêu dùng đã làm hoang mang dư luận trong thời gian gần đây.
Kham-pha-the-gioi-ngam-nguon-hang-sua-xach-tay-gia-1

Nhập nhèm thị trường sữa bột nhập ngoại: Nỗi lo của người tiêu dùng.Ảnh minh họa

Sữa bột là sản phẩm được nhiều bà mẹ bỉm sữa lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng cho trẻ cùng với sữa mẹ, ngày nay sữa bột nhập khẩu từ một số nước ngày càng được ưa chuộng bởi độ tin cậy về chất lượng. Tuy nhiên chỉ trong thời gian ngắn trở lại đây nhiều vụ sữa nhiễm khuẩn, sữa nhập lậu bị bắt giữ, thu hồi khiến nhiều bà mẹ đứng ngồi không yên.

Bắt hơn 21 tấn sữa bột nhập khẩu trái phép từ New Zealand về Hải Phòng

Trước đó, vào chiều 17/1, tại cảng Hải An (quận Hải An), Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an TP Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành khám xét lô hàng trong container số SEGU491678, nhập khẩu từ New Zealand về cảng Hải An ngày 7/11/2018.

Chủ của lô hàng trên là 1 doanh nghiệp ở quận Thanh Xuân, TP Hà Nội.

 Qua kiểm tra, xác định lô hàng trong container trên là sữa bột, đóng trong các túi, loại 1 kg/túi, ghi nhãn mác “Made in New Zealand”. Toàn bộ lô hàng có trọng lượng hơn 21 tấn, ước tính trị giá khoảng 10 tỉ đồng.

Phụ huynh tá hoả khi 12 sản phẩm sữa bột Modilac nhiễm khuẩn đường ruột bị thu hồi

Mạng lưới các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) vừa cảnh báo về sự cố một số trẻ nhỏ tại Pháp bị nhiễm Salmonella Poona do uống sữa công thức.

12 sản phẩm sữa bột Modilac Expert thuộc 22 lô bị cảnh báo đã được nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2017 và 2018

(Ảnh minh hoạ: Internet)Theo đó, có 12 sản phẩm sữa bột Modilac Expert thuộc 22 lô bị cảnh báo đã được nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2017 và 2018.

Trước thông tin này, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị nhập khẩu thu hồi toàn bộ lô sữa trên. Cục cũng yêu cầu hải quan và cơ quan kiểm tra nhà nước dừng nhập khẩu các lô sản phẩm bị cảnh báo. 63 Chi cục an toàn thực phẩm trong cả nước tiến hành giám sát các lô sản phẩm bị cảnh báo và thu hồi ngay. Cục cảnh báo người tiêu dùng tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm này.

Được biết, Salmonella là vi khuẩn đường ruột, gây ngộ độc thực phẩm. Khoảng 12 đến 72 giờ sau nhiễm khuẩn, phần lớn người bệnh xuất hiện triệu chứng sốt, đau quặn bụng và tiêu chảy. Ở một số người, tiêu chảy có thể diễn biến trầm trọng, phải nhập viện. 

Lactalis thu hồi hơn 16.000 hộp sữa bột trẻ em nhiễm khuẩn Salmonella

Sản phẩm bị thu hồi là 16.300 hộp sữa thương hiệu Picot: Picot AR được bán độc quyền tại các cửa hiệu từ ngày 29 tháng 11 năm 2018.

Việc thu hồi này diễn ra sau khi 4 em bé tại Pháp trong độ tuổi từ 2 đến 10 tháng tuổi, bị ốm trong khoảng từ tháng 8 đến cuối tháng 12 năm 2018 đều liên quan đến sản phẩm sữa Modilac thuộc công ty Sodilac (Pháp) thuộc tập đoàn Savencia SA – Pháp, một tập đoàn đứng thứ 2 tại Pháp. Trong đó ba bé phải nhập viện.

Bộ phận Dinh dưỡng & Sức khoẻ của tập đoàn Lactalis - Lactalis Nutrition Santé (LNS) cho biết sữa bột Picot AR được sản xuất bởi một nhà cung cấp bên ngoài trên cùng một địa điểm sản xuất của Tây Ban Nha. Các sản phẩm Picot được sản xuất tại các địa điểm khác không bị ảnh hưởng. 

Việc thu hồi là nhằm mục đích phòng ngừa và tăng cảnh báo sức khỏe với tất cả các biện pháp kiểm soát được tuân thủ. LNS cho biết họ đã hành động mà không cần chờ kết quả điều tra được thực hiện tại nhà cung cấp.

Tổng cục cạnh tranh, chống gian lận thương mại và bảo vệ người tiêu dùng (DGCCRF) của Pháp cho biết họ đang xác minh tính hiệu quả của các biện pháp thu hồi và thông báo cho các đối tác châu Âu và nước ngoài thông qua hệ thống cảnh báo nhanh của châu Âu về thực phẩm và thức ăn (RASFF).

Các cuộc điều tra của cơ quan này với các nhà chức trách Tây Ban Nha vẫn đang tiến triển để có được thông tin liên quan đến truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy này.

Cục y tế công cộng Pháp và Trung tâm nghiên cứu quốc gia về khuẩn Salmonella tại Viện Pasteur cũng đã tăng cường giám sát đối với các trường hợp nhiễm Salmonella.

Các đợt bùng phát dịch Salmonella trước đây gồm 289 trường hợp liên quan đến sữa bột ở Tây Ban Nha vào năm 2010 và 2011, 907 ca nhiễm ở Hoa Kỳ từ dưa chuột Mexico năm 2015 và dưa lưới năm 2000 và 2002.

Sữa bột cho trẻ sơ sinh của Lactalis có liên quan đến đợt bùng phát Salmonella Agona năm 2017 làm 38 trẻ sơ sinh nhiễm bệnh ở Pháp, ở Tây Ban Nha và ở Hy Lạp. Công cuộc thu hồi được mở rộng đến hơn 80 quốc gia.

Cục An toàn thực phẩm hiện đang rà soát và chỉ đạo kiểm nghiệm chỉ tiêu Salmonella Agona đối với các sản phẩm theo cảnh báo. Trong thời gian chờ kết quả kiểm nghiệm, Cục An toàn thực phẩm đề nghị các tổ chức, cá nhân tạm thời ngừng tiêu thụ và sử dụng một số sản phẩm được nhập khẩu của Tập đoàn Lactalis.

Cách phân biệt sữa bột thật và sữa bột giả

Dưới đây là những mẹo đơn giản giúp các bậc cha mẹ chọn được sữa bột chính hãng.

Quan sát bên ngoài hộp:

Sữa bột thật: Có mã vạch 3 số chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ.

Sữa bật giả: Có mã vạch không rõ ràng hoặc không đúng.

Quan sát màu sữa:

Sữa bột thật: có màu vàng nhạt

Sữa bột giả: màu lạ, màu vàng cháy, màu xam xám, vón cục.

Ngửi mùi sữa:

Sữa bột thật: Có mùi thơm, dễ chịu.

Sữa bột giả: Có mùi ngai ngái và chua.

Nếm thử sữa

Sữa bột thật: Sẽ cảm thấy mịn, dinh dính nơi đầu lưỡi và vòm ngạc, tan rất chậm.

Sữa bột giả: Hạt to, thô, nhiều chua, chóng tan.

Hoà tan

Với nước nóng:

Sữa bột thật: khi mới thả sữa vào, sữa bột thật sẽ nổi lơ lửng và kết hạt ngậm nước, phải khuấy lên mới tan ra. Sau khi khuấy sữa tan hết, để lắng 5 phút không thấy bị lắng cặn.

Sữa bột giả: khi thả sữa vào, chưa cần khuấy sữa đã tan rất nhanh. Dùng thìa khuấy cho tan hết rồi để 5 phút, sữa giả sẽ bị lắng cặn, sữa và nước không hoà tan nhau.

Với nước nguội:

Sữa bột thật: khi thả sữa bột thật vào, sữa sẽ không tan ngay mà nổi lơ lửng, cần phải khuấy mới tan

Sữa bột giả: vừa thả sữa vào sữa sẽ tan rất nhanh hoặc lắng ngay xuống khi chưa khuấy.

Kiểm tra hạn sử dụng:

Hạn sử dụng ở sữa thật thường được dập nổi ở bề mặt của lon sữa, không có dấu hiệu bị tẩy xóa, in đè hoặc làm mờ.

Sữa có hạn sử dụng giả thường là hàng đã cận hoặc quá hạn dùng đã bị cách tẩy xóa sửa chữa; hạn sử dụng được cố tình kéo dài làm giảm chất lượng dinh dưỡng và cảm quan sản phẩm. Việc kiểm tra hạn sử dụng không chỉ giúp các bạn mua được các sản phẩm mới mà còn giúp phát hiện sữa làm hạn sử dụng giả.

Kiểm tra mã vạch

Các bà mẹ cần kiểm tra mã vạch để xem nguồn gốc xuất xứ của sữa thông qua 3 chữ số đầu trên dãy mã vạch. Một số mã vạch phổ biến như:

00-13: USA & Canada

49: Nhật Bản (JAN-13)

45: Nhật Bản (also 49)

50: Vương Quốc Anh

30-37: Pháp

40-44: Đức

471: Đài Loan

489: Hồng Kông

690-692: Trung Quốc

888: Singapo

880: Hàn Quốc

94: New Zealand

885: Thái Lan

893: Việt Nam

93: Úc

Hoài An

Tin khác

Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “LuxCell - Ứng dụng liệu pháp tế bào gốc trong y học tái tạo” ngang nhiên quảng cáo và hành nghề trái phép trong lĩnh vực khám, chữa bệnh và tàng trữ nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc tại địa chỉ số 186 – 186A Cách Mạng Tháng Tám, Phường 10, Quận 3.
Tài sản trí tuệ 14 giờ trước
Thanh tra Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở kinh doanh tắm hơi, massage nhưng lại treo bảng hiệu Cheongdam - Dong cùng với các dòng chữ tiếng Hàn Quốc ngang nhiên quảng cáo là “phòng khám điều trị suy giãn tĩnh mạch thuộc top 1 châu Âu”.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Theo Thanh tra Sở Y tế TP.HCM, Viện thẩm mỹ quốc tế CCI Beauty Center cố tình núp bóng phòng khám chuyên khoa da liễu và lấy địa chỉ các bệnh viện khác “biến” thành cơ sở của mình.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
Công ty Cổ phần La Vo bị xử phạt hơn 70 triệu đồng vì sản xuất sản phẩm mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Những năm gần đây, xu thế phát triển của TMĐT trở thành một kênh mua sắm quan trọng của người tiêu dùng. TMĐT đã khẳng định được tính ưu việt trong việc thay đổi thói quen và hành vi mua sắm của người tiêu dùng, là công cụ, phương thức kinh doanh phù hợp của xu thế phát triển hiện nay.