SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Nhà sáng chế Trịnh Đình Năng: Kỹ sư "chân đất" nhưng chế máy tiền tỉ

16:52, 17/10/2018
(SHTT) - Mặc dù chỉ học hết lớp 6, sáng chế bằng niềm đam mê nhưng ông Trịnh Đình Năng đã khiến giới khoa học ngưỡng mộ khi sáng chế ra loạt máy hữu ích như lò xử lý rác thải y tế, máy chiết xuất curcumin từ củ nghệ...

Ông Trịnh Đình Năng – một nhà khoa học “chân đất” thực thụ ở Bắc Kạn là cái tên không còn xa lạ trong giới khoa học Việt Nam, bởi trong hàng chục năm trời tự mày mò, nghiên cứu, ông đã cho ra đời hàng loạt máy móc hiện đại, độc quyền.

Theo thông tin được đăng tải trên báo Lao động, ông Trịnh Đình Năng sinh năm 1957 tại Ninh Giang, Hải Dương, bố là một bác sĩ được đào tạo từ thời Pháp thuộc. Sau đó, bố mẹ ông được phân công lên công tác tại Bệnh viện Bắc Kạn. Công tác ở Bắc Kạn được một thời gian ngắn thì bố ông lại nhận nhiệm vụ về Hải Phòng, mẹ ông cùng 2 con ở lại đất Bắc Kạn. Học hết lớp 6, cậu bé Năng đành phải tạm dừng việc học do gia đình quá khó khăn.

nha sang che trinh dinh nang 2

 Nhà sáng chế Trịnh Đình Năng: Kỹ sư "chân đất" nhưng chế máy tiền tỉ. Ảnh: ANTD

Thời gian này, một mình cậu bắt tay vào công việc làm nhà, một việc tưởng chừng như quá sức của một cậu bé 13 tuổi. Nhưng với sức sáng tạo bẩm sinh, cậu đã biết nhờ người đi đốn gỗ, dùng đòn bẩy vận chuyển về đến địa điểm nhà mình, rồi tính toán việc dựng cột làm nhà một cách chính xác. Mất hơn một năm, ngôi nhà của 3 mẹ con cậu hoàn thành với kiến trúc 3 gian kiểu đồng bằng Bắc bộ.

Làm nhà xong, Năng quay lại trường học thêm 1 năm nữa thì bỏ hẳn, đi làm công nhân gang thép ở Thái Nguyên. Thời gian đầu, Năng được đi học bổ túc về nghề cơ khí 18 tháng. Chính 18 tháng ngắn ngủi này đã bắt đầu hun đúc trong con người cậu bé Năng niềm đam mê sáng tạo máy móc sau này.

Trong thời này ông đã tự nghiên cứu chế tạo ra máy móc như máy ép biên để sửa xe máy và đã thành công.

Năm 2000 ông tự mở một phòng nghiên cứu, tự sắm sửa đồ đạc trang thiết bị hiện đại thuê thêm 3 người hỗ trợ. Suốt 1 năm trời ông quanh quẩn trong phòng thí nghiệm, hoạt động cần mẫn như một kỹ sư nghiên cứu. Ông kể lại thời gian này ông nghiên cứu rất sâu việc tách quặng kim loại lấy vàng, bạc theo một công nghệ mới. Bao nhiêu tiền của tích cóp được ông mang ra mua trang thiết bị nghiên cứu. Nhiều lúc vợ và người nhà tưởng ông bị làm sao khuyên can đều bị ông gạt đi và tiếp tục theo đuổi sở thích của mình.

Được hơn một năm đưa vàng vào lò đốt thử, ông cạn tiền, “trung tâm nghiên cứu” của ông buộc phải giải thể. Công trình nghiên cứu dở dang cũng đành gác lại. Hồi ấy ông như người mất hồn và tưởng như sẽ thất bại. Mặc dù việc nghiên cứu của ông không thành công song nó đã cho ông rất nhiều kiến thức trong việc tạo nhiệt trong quá trình sản xuất. Đây chính là nền móng để sau này ông cho ra đời loạt sáng chế đáng giá.

Trong số tài sản sáng tạo của nhà sáng chế tuổi 60 này, trước hết phải kể đến lò đốt rác thải y tế nguy hại - được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp bằng độc quyền sáng chế năm 2012. Lò đốt rác có khả năng tiết kiệm nhiên liệu đến 80% so với sản phẩm nhập ngoại cùng loại này là một trong những “đứa con tinh thần” tâm đắc của ông.

nha sang che trinh dinh nang

 Công trình Lò xử lý rác thải y tế của ông Năng. Ảnh: GD&XH

Sản phẩm áp dụng công nghệ mới là đốt liên hoàn, phun lửa (thay vì phun dầu) vào vật đốt. Ở công đoạn thiêu đốt, thiết bị sử dụng công nghệ nano khép kín giúp phân hủy triệt để khói, bụi và mùi hôi. Nhiệt độ ở trung tâm lò có thể lên tới 1.8000C nên tốc độ xử lý rác rất cao.

Dù chỉ là một kỹ sư cơ khí, song khi nói về công trình lò đốt rác của mình ông Năng nói vanh vách các kiến thức hóa, lý khiến người đối diện thực sự cảm phục.

Ông Trịnh Đình Năng khẳng định: Hệ thống lò đốt rác thải y tế là hệ thống đã hoàn chỉnh có thể vận chuyển được chỉ cần đấu điện, nước, xây một cái bể nhỏ và có thể xử lý môi trường nước. Tất cả các lò đốt ở Việt Nam chưa có lò nào cân bằng áp suất như hệ thống này. Công nghệ mới của lò là đốt liên hoàn, phụt lửa vào vật đốt chứ không như các lò khác là phụt dầu vào. Tại trung tâm lò đốt, nhiệt độ có thể lên tới 1.800 độ C. Thời gian đốt cũng rất nhanh. Tuổi thọ của đầu đốt có độ bền cao và không có sự cố kỹ thuật hay tắc đường dẫn dầu.

Là một nhà khoa học, ông Năng luôn trăn trở với người dân quê ông, khi thu hoạch hàng tấn củ nghệ nhưng đầu ra sản phẩm lại rất kém. Vì thế, ông Năng và cộng sự Phạm Văn Hạnh lại bắt tay vào nghiên cứu công nghệ chiết xuất nano curcumin, hay còn gọi là Tinh nghệ nano.

Theo ông Trịnh Đình Năng, trong gần 4 tháng, ông và trợ lý Phạm Văn Hạnh phải miệt mài ngày đêm mới nghiên cứu xong công nghệ chiết xuất curcumin và thiết kế toàn bộ dây chuyền máy sản xuất đồng bộ công nghệ cao với "đầu vào" là củ nghệ vàng, "đầu ra" là curcumin nano tinh khiết. Đây là curcumin tổng hợp tinh khiết nhất bởi hàm lượng đạt đến mức cao nhất 95-98% và có khả năng hòa tan hoàn toàn trong nước. Và để giữ độc quyền sáng chế, hiện nay ông Năng vẫn chưa muốn công bố hết công nghệ này.

Theo tiết lộ của ông Năng, trong tương lai ông tiếp tục bắt tay vào nghiên cứu sản xuất ra chất siêu dẫn nano carbon C84 vẫn từ nguồn nguyên liệu chính là trấu. Bên cạnh đó ông còn cho biết có thể sẽ thử nghiệm thay thế bằng vỏ dừa, lõi ngô – những nguyên liệu rất phổ biến ở Việt Nam.

nha sang che trinh dinh nang 1

 Nhiều giải thưởng quý báu mà ông Năng đã được nhận. Ảnh: Lao Động

Các sản phẩm nghiên cứu của ông Trịnh Đình Năng

Lò đốt và hệ thống xử lý rác thải y tế nguy hại: Đoạt giải nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn năm 2012. Cùng năm, sản phẩm được Bộ Công Thương bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc.

Đầu đốt sử dụng nhiên liệu lỏng: Được Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN cấp bằng giải pháp hữu ích năm 2013.

Thiết bị và công nghệ chiết xuất nano curcumin từ củ nghệ vàng: Đoạt giải nhất hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bắc Kạn năm 2014-2015.

Vân Trang (t/h)

Tin khác

Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - USPTO yêu cầu các luật sư khi nộp hồ sơ cần nêu rõ vai trò của trí tuệ nhân tạo trong đơn xin cấp bằng sáng chế do lo ngại AI có thể bị lạm dụng trong quá trình tạo ra các phát minh, sáng chế.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tòa án Illinois quyết định rằng Amazon bị phạt 525 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế lưu trữ đám mây của công ty Kove, làm dấy lên những tranh cãi trong ngành công nghiệp công nghệ.