SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Ngành gỗ Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp

06:30, 27/05/2017
Việc loại bỏ hoàn toàn nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao sẽ góp phần trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Gỗ Việt với cộng đồng quốc tế.

Ngày 26/5, tại Hà Nội, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổ chức Forest Trends, Hội Mỹ Nghệ và và chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội gỗ lâm sản Bình Định tổ chức Hội thảo “Ngành gỗ Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp”.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho biết, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đã và đang giữ một vị trí quan trọng trên bản đồ các nước cung cấp gỗ và sản phẩm gỗ trên thế giới. Thương hiệu gỗ Việt đã dần được hình thành và phát triển, tạo nền tảng thúc đẩy mở rộng thị trường.

Năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ (gọi là mặt hàng gỗ) của Việt Nam đạt gần 7 tỷ USD, nằm trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của cả nước. Các mặt hàng gỗ của Việt Nam hiện đang được tiêu thụ tại nhiều thị trường, trong đó Hoa Kỳ và EU là 2 trong số các thị trường quan trọng nhất.

190910_van-chuyen-go

 Ngành gỗ Việt Nam nói không với gỗ bất hợp pháp.

Năm 2016 kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào 2 thị trường này chiếm 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành.

Bên cạnh thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa là một trong những hợp phần quan trọng của ngành gỗ Việt. Với dân số trên 90 triệu dân và một tầng lớp trung lưu ngày càng mở rộng, cùng với tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều địa phương, quy mô tiêu thụ các mặt hàng gỗ tại thị trường nội địa được cho là rất lớn.

Theo ông Nguyễn Tôn Quyền, nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu có vai trò quan trọng đối với sự lớn mạnh của ngành gỗ, cả trên phương diện xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Bình quân mỗi năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 4-4,5 triệu m3 gỗ quy tròn, tương đương với 1,8-2 tỷ USD.

Gỗ nhập khẩu không chỉ đa dạng về nguồn nhập khẩu, mà còn về số lượng các loài nhập khẩu. Mỗi năm có khoảng 150-160 loài gỗ khác nhau được nhập vào Việt Nam, từ trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tuy nhiên ngành gỗ luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó rủi ro đang phải đối mặt là sự pha trộn các nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu. Đó thường là gỗ có nguồn gốc từ một số quốc gia Tiểu vùng sông Mê Kông và Châu Phi với các nguồn gỗ nguyên liệu sạch, được nhập khẩu từ các quốc gia như Hoa Kỳ và EU.

Do vậy, theo ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Fosest Trends, việc loại bỏ hoàn toàn nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao sẽ góp phần trực tiếp vào việc xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu Gỗ Việt với cộng đồng quốc tế.

Chính phủ Việt Nam và EU đã hoàn thành việc đàm phán Hiệp định đối tác tự nguyện (VPA) trong khuôn khổ của Chương trình Thực thi Luật lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (FLEGT) do EU khởi xướng. Áp dụng VPA trong tương lai đòi hỏi tất cả các mặt hàng gỗ được xuất khẩu và tiêu thụ tại thị trường nội địa phải là các sản phẩm hợp pháp, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về môi trường, xã hội và kinh tế.

Điều này có nghĩa các nguồn gỗ nguyên liệu có rủi ro cao, bao gồm một số nguồn từ nhập khẩu, sẽ khó có khả năng đáp ứng được các yêu cầu mới.

Đại diện một số doanh nghiệp cho rằng, vấn đề cấp bách hiện nay là Chính phủ và ngành gỗ cần có những đánh giá chi tiết về các tác động do việc thực thi VPA đem lại trong tương lai, đặc biệt là các tác động đối với các làng nghề gỗ truyền thống.

Kết quả của các đánh giá này là nguồn thông tin đầu vào quan trọng cho Chính phủ và ngành, nhằm đưa ra các cơ chế chính sách giảm thiểu tác động trong tương lai.

Cùng ngày, các hiệp hội gồm: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFORES), Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh (HAWA), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định (FPA BINH DINH) cùng ra tuyên bố chung về việc loại bỏ các nguồn cung gỗ có rủi ro cao khỏi các chuỗi cung ứng của ngành.

Theo TTXVN

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Đạo luật bảo vệ người tiêu dùng mới của Canada đang tạo ra những làn sóng trái chiều. Các doanh nghiệp đang lo ngại việc đạo luật mới mang lại quá nhiều quyền lực cho chính phủ.
Pháp luật 3 ngày trước
(SHTT) - Cơ quan CSĐT Công an thành phố Thanh Hóa đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Nông Thị Hằng (SN 1987), trú ở xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Công an Thành phố Hà Nội, một nạn nhân đã trình báo về việc tham gia đầu tư tiền ảo và bị lừa đảo trực tuyến hơn 2 tỷ đồng. Đáng chú ý, các mánh khóe, chiêu lừa được các đối tượng sử dụng để moi tiền của nạn nhân đều không mới.
Pháp luật 1 tuần trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Vũ Thị Kim Dung (Rouse) đã có phần trình bày liên quan đến vấn đề pháp luật về xác lập quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, từ sửa đổi đến thực tiễn áp dụng.