SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 07/05/2024
  • Click để copy

Nếu Việt Nam không mua được bản quyền World Cup 2018: Người hâm mộ xem bóng bằng cách nào?

07:13, 05/06/2018
(SHTT) - Chỉ còn 10 ngày nữa là diễn ra World Cup 2018 nhưng Việt Nam vẫn chưa thể mua được bản quyền. Vậy câu hỏi được đặt ra là, trong trường hợp xấu nhất, người Việt sẽ xem World Cup ở đâu?

Chưa có kỳ World Cup nào mà vấn đề bản quyền lại nóng bỏng và thu hút sự quan tâm của người hâm mộ như World Cup 2018. Còn 10 ngày nữa là Vòng chung kết World Cup 2018 trong mơ sẽ chính thức khai mạc ở nước Nga nhưng cho đến hôm nay 5/6 VTV vẫn chưa công bố chính thức về việc đã có bản quyền phát sóng World Cup.

FIFA cũng đã đăng tải danh sách liệt kê đầy đủ tên các đơn vị nắm bản quyền truyền hình giải đấu này tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo tài liệu trên, chỉ duy nhất Việt Nam là quốc gia chưa có đơn vị nào nắm được bản quyền World Cup 2018 tính tới ngày 2/6. Tên đơn vị nắm bản quyền và chi tiết liên hệ tại Việt Nam được FIFA để trống.

ban quyen world cup

 

Với việc VTV vẫn chưa có động tĩnh gì về việc nắm trong tay bản quyền, người hâm mộ đã kỳ vọng K+ sẽ đứng ra đàm phán để nhanh chóng đem World Cup về Việt Nam.

Trước đó, K+ đã sở hữu bản quyền phát sóng 13 trận giao hữu tiền World Cup từ 29/5 đến 12/6. Trong lịch phát sóng tháng Sáu, họ còn công bố lịch tường thuật các trận đấu của World Cup 2018. Nhưng cho đến thời điểm này, tất cả vẫn chỉ dừng lại ở mức tin đồn.

Trong khi đó, dù chưa mua được bản quyền, truyền hình cáp Việt Nam (VTVcab) đã khởi động chiến dịch World Cup với sự đầu tư công phu, đặc biệt là chương trình "Đường đến nước Nga". Họ cũng có một đoàn tiềm trạm sang Nga và sắp tới tiếp tục cử đội ngũ hùng hậu sang xứ sở Bạch dương để tác nghiệp suốt kỳ World Cup 2018.

Trong một diễn biến đáng chú ý khác, dù VTV cho đến lúc này vẫn kín tiếng, nhưng một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, đơn vị này đã chính thức sở hữu bản quyền truyền hình World Cup 2018 và sẽ công bố trong nay mai.

Về phía Hiệp hội Truyền hình Trả tiền Việt Nam, ông Lê Đình Cường, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, Hiệp hội cũng chưa có thông tin gì về việc VTV đã có bản quyền hay chưa? Trước câu hỏi của ICTnews về việc, nếu trong trường hợp VTV không có bản quyền thì sẽ ảnh hưởng như thế nào tới các đơn vị truyền hình? Ông Cường cho rằng, nếu trường hợp VTV không mua được bản quyền thì người hâm mộ sẽ thiệt thòi. Còn về phía các đài truyền hình nếu không có bản quyền thì đành phải chấp nhận.

Trong trường hợp xấu nhất là VTV cũng như K+ không mua được bản quyền truyền hình, người hâm mộ vẫn có thể "ăn bóng đá, ngủ bóng đá" với các chương trình đồng hành cùng World Cup của các nhà đài.

ban quyen world cup 1

 

Có thể nhìn lại, trong 4 kỳ World Cup gần nhất, Việt Nam đều mua được bản quyền phát sóng giải đấu, đơn vị đứng ra đàm phán là VTV và FPT. Mức giá bản quyền World Cup 2006 mà Việt Nam đã mua là 2 triệu USD, năm 2010 là 2,7 triệu USD và năm 2014 là 7 triệu USD.

Nếu đến ngày 07/06 tới đây Việt Nam không có đơn vị nào đàm phán được về bản quyền WC 2018 thì Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ là nước duy nhất trong khu vực Đông Nam Á, cũng như trên thế giới không mua nổi bản quyền World Cup năm nay.

Thảo Mi (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ SCMP, một nhóm gồm 8 tờ báo của Mỹ mới đây đã nộp đơn kiện OpenAI và Microsoft, những nhà phát triển ứng dụng ChatGPT, với cáo buộc vi phạm bản quyền.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên nhân ngày Sở hữu Trí tuệ Thế giới, diễn ra tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vừa qua, đã thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của sở hữu trí tuệ, đặc biệt là vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số hiện nay.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Một nhà nghiên cứu AI đã kiện Amazon về vấn đề phân biệt và sa thải bất hợp pháp, với cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ khi phát triển các mô hình AI để cạnh tranh.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tại Hội nghị Nghiên cứu Khoa học sinh viên về Sở hữu trí tuệ, một trong những đề tài được quan tâm là ‘‘Hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo’’ đã được đưa ra bàn luận và nhận được những đánh giá rất tích cực. 
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Acuitas Therapeutics và công ty CureVac vừa giải quyết vụ kiện đòi được công nhận là người phát minh từ phía Acuitas trong các liên quan đến vắc xin COVID-19.