SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Nạn hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp: Cần giải pháp quyết liệt để răn đe

06:30, 21/10/2018
(SHTT) - Nạn hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện nay diễn biến phức tạp và xuất hiện những xu hướng mới, tinh vi, chuyên nghiệp hơn, mang yếu tố nước ngoài nhiều hơn. Vì vậy lực lượng chức năng cần đưa ra nhiều giải pháp mạnh để đủ sức răn đe.

Mới đây, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) Bộ Công Thương phối hợp với Báo Công Thương đã tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam - Nguy cơ, thách thức và giải pháp” tại TP. Hồ Chí Minh.

Thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam hiện nay

Phát biểu khai mạc hội thảo, phó giáo sư - tiến sĩ Đàm Thanh Thế - Chánh Văn phòng thường trực BCĐ 389 quốc gia cho biết, sự nguy hại của hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, môi trường đầu tư và sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng. Đặc biệt, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như bảo vệ các tài sản sở hữu trí tuệ là một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay.

Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cũng cho biết, hiện nay tình trạng hàng nhái hàng giả đang ở mức báo động. Đặc biệt, tình trạng bán hàng giả trên internet bùng nổ và khó quản lý. 

hoi thao hang gia

 

“Một chiếc đồng hồ rolex thật có giá bán 200 triệu đồng nhưng với hàng nhái bán trên mạng xã hội chỉ 200.000. Hay những chiếc túi hàng hiệu giá bán vài triệu đồng, hàng nhái cũng chỉ hơn 100.000 đồng một cái”, bà Huyền nói và cho hay, sở dĩ tình trạng này khó kiểm soát là bởi các cơ sở kinh doanh không công khai kho chứa hàng, hàng hóa thì phân tán nên khó bắt. Mặt khác, nhận thức của người tiêu dùng chưa đầy đủ, biết hàng nhái, hàng giả vẫn mua do giá thấp hơn hàng trăm lần hàng thật.

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, kết quả trong năm 2017 và 9 tháng năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra phát hiện gần 35.000 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính trên 121 tỷ đồng, giá trị hàng vi phạm trên 907 tỷ đồng. Trong đó nổi bật có 458 vụ hàng hóa giả về chất lượng, công dụng; 6.154 vụ vi phạm hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì; 690 vụ vi phạm về tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả, hơn 1.000 vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ và hơn 26.300 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa. Đặc biệt, trong tháng 9-2018 lực lượng quản lý thị trường Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã chuyển hồ sơ cho cơ quan công an điều tra, xử lý 11 vụ sản xuất, kinh doanh hàng giả.

Công tác chống hàng giả, hàng nhái còn gặp nhiều khó khăn

Theo nhận định của Tổng cục QLTT, một trong những khó khăn lớn của công tác chống hàng giả hiện nay là phương thức, thủ đoạn của các đối tượng sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái hiện nay đang xuất hiện các xu hướng mới, ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp hơn. Các đối tượng vi phạm có sự phân công chặt chẽ, hình thành các đầu mối chuyên cung cấp nguyên phụ liệu, linh kiện, đầu mối, chuyên cung cấp các loại bao bì, tem nhãn. Hàng giả được sản xuất dưới dạng gia công sản phẩm chưa hoàn chỉnh (bán sản phẩm) ở một nơi, sau đó đặt gia công ở môi nơi khác để lắp ráp, đóng gói thành phẩm. Sau khi có đơn đặt hàng mới được gắn nhãn mác giả hiệu nhãn hiệu, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và giao liền cho khách đặt mua. Sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó không cất trữ chờ tiêu thụ.

Bên cạnh đó, đối tượng vi phạm ngày càng đa dạng, trà trộn vào các khu dân cư, các làng nghề các vùng nông thôn và xuất hiện ngay cả tại các khu công nghiệp, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các hợp tác xã, mạng xã hội nên rất khó kiểm soát.

Trong khi đó nhiều doanh nghiệp còn có tâm lý ngại tố giác tội phạm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái vì sợ làm ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín, doanh thu của sản phẩm.

Phân tích các nguyên nhân dẫn đến hàng giả hàng nhái ngày càng phổ biến, các ý kiến tại hội thảo cho rằng, bên cạnh các nguyên nhân khách quan và chủ quan từ thị trường, DN và người tiêu dùng còn có những nguyên nhân bắt nguồn từ sự bất cập của các chính sách pháp luật và việc xử lý đối với hành vi vi phạm.

Hải Vân

Tin khác

Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 thuộc Cục QLTT Cao Bằng vừa xử phạt 13,5 triệu đồng đối với một hộ kinh doanh trên địa bàn về hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Cục QLTT tỉnh Quảng Bình đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Xây lắp và Thương mại Ngân Hà số tiền 90 triệu đồng, tịch thu tang vật vi phạm là bộ máy phát điện hiệu CATERPILLAR sản xuất tại Mỹ, đã qua sử dụng có giá trị hơn 1,2 tỉ đồng.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 2, Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi vừa phối hợp với Trạm CSGT Đức Phổ - Công an tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, phát hiện nhiều hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đang lưu thông trên thị trường.