SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

Mumuso Việt Nam bán hơn 99% hàng Trung Quốc, giả hàng Hàn Quốc: Người tiêu dùng bị lừa đảo một cách trắng trợn?

12:22, 15/07/2018
(SHTT) - Kết luận của Bộ Công Thương cho thấy, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, Mumuso Việt Nam kinh doanh 2273 loại hàng hóa, tuy nhiên có đến 2257/2273 (99,3%) loại hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc,
mumu

Mumuso Việt Nam bán hơn 99% hàng Trung Quốc, giả hàng Hàn Quốc: Người tiêu dùng bị lừa đảo một cách trắng trợn?. Ảnh: Internet

Mới đây, Bộ Công Thương đã phát đi thông báo về kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Mumuso Việt Nam.

Theo đó, kết luận của Bộ Công Thương cho thấy, về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, Mumuso Việt Nam kinh doanh 2273 loại hàng hóa, tuy nhiên có đến 2257/2273 (99,3%) loại hàng hóa được nhập khẩu từ Trung Quốc, phần còn lại được công ty này mua tại các đơn vị cung cấp hàng hóa, sản phẩm khác trong nước.

Kết luận cũng đồng thời chỉ ra rằng, nhãn hiệu MUMUSOKR đã được đăng ký bởi Công ty TNHH MUMUSOKR, địa chỉ: 601, 47 SEJONGDAERO 23-GIL, JONGRO-GU, SEOUL (Hàn Quốc). Tuy nhiên, công ty sử dụng nhãn hiệu MUMUSOKR theo ủy quyền của Công ty Mumuso Thượng Hải (Trung Quốc). Công ty Mumuso Thượng Hải là đơn vị có quyền sử dụng và quản lý nhãn hiệu MUMUSOKR trên toàn cầu theo ủy quyền của Công ty TNHH MUMUSOKR.Tại thị trường Hàn Quốc, không có chuỗi cửa hàng thương hiệu Mumuso.

"Công ty có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng. Trong thông tin, tài liệu cung cấp công khai cho người tiêu dùng, công ty sử dụng nhiều nội dung thể hiện sự liên quan tới nguồn gốc từ Hàn Quốc. Tuy nhiên, công ty không cung cấp được các căn cứ, tài liệu để xác minh tính chính xác của các thông tin cung cấp, đặc biệt là thông tin về nguồn gốc, công nghệ sản xuất sản phẩm", Bộ Công Thương cho biết.

Bên cạnh đó, Mumuso Việt Nam còn có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh, cụ thể, quảng cáo gây nhầm lẫn về nơi sản xuất hàng hóa nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

Quá trình kiểm tra cho thấy, việc Công ty sử dụng một số nội dung quảng cáo công khai tại cửa ra vào địa điểm kinh doanh: “Mumuso; Giá chỉ từ 22.000 đồng; Korea”; sử dụng chữ Korea (Hàn Quốc) trên các túi đựng sản phẩm là không chính xác, có thể khiến khách hàng hiểu rằng cửa hàng, người sản xuất, nơi sản xuất, xuất xứ, sản phẩm của Công ty liên quan đến Korea (Hàn Quốc).

Ngoài ra, Mumuso Việt Nam có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa. Kết quả kiểm tra cho thấy: một số mặt hàng có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, có nhãn phụ bằng tiếng Việt nhưng có nội dung không phù hợp với hồ sơ công bố và hồ sơ nhập khẩu.

Công ty cũng có dấu hiệu vi phạm pháp luật về công bố sản phẩm khi có 2 mẫu sản phẩm mỹ phẩm được phát hiện có nội dung về thành phần ghi trên nhãn phụ không phù hợp với nội dung về thành phần trong hồ sơ công bố.

 Ngoài ra, Mumuso Việt Nam còn có đấu hiệu vi phạm pháp luật về thương mại điện tử vì đã không cung cấp chính xác thông tin liên quan đến trách nhiệm thông báo website đến Bộ Công Thương.

Công ty có dấu hiệu vi phạm các quy định pháp luật về thương mại khác. Cụ thể, Mumuso Việt Nam không thực hiện các thủ tục liên quan đến việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại gắn với nhãn hiệu Mumusokr.

Công ty có hoạt động thương mại tại địa chỉ Trụ sở chính nhưng không làm thủ tục đăng ký đối với địa điểm kinh doanh.

Công ty không thực hiện thủ tục thông báo tổ chức thực hiện khuyến mại đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một số Chương trình khuyến mại.

Căn cứ kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc Bộ xem xét, xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Loan Hoàng (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 11, Cục QLTT thành phố Hà Nội vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ, tang vật tạm giữ trong vụ kiểm tra kho hàng của "hotgirl" Nguyễn Hoàng Mai Ly (Mailystyle) đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hà Đông để thụ lý, điều tra, xử lý theo quy định.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Đội QLTT số 6, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng vừa tiến hành kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Chiều 28/3 vừa qua, tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An do ông Nguyễn Đình Thành làm chủ, lực lượng QLTT đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Luật sư Vũ Thị Hồng Yến, Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam cho biết, hàng giả được bán tràn lan trên mạng và cửa hàng truyền thống trên toàn khu vực ASEAN. Kết quả khảo sát của WIPO với 1000 người tại mỗi quốc gia ASEAN cho thấy, có 88% người tiêu dùng nhìn thấy hàng giả trên thị trường.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Công ty dược phẩm Kobayashi, Nhật Bản, mới đây đã phát đi thông báo thu hồi các sản phẩm có chứa thành phần gạo lên men beni kōji sau khi liên tục nhận được các báo cáo về việc nhập viện sau khi sử dụng từ người tiêu dùng.