SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 06/05/2024
  • Click để copy

Mỗi công chức, viên chức đang được hơn 40 người dân 'nuôi'

14:17, 30/10/2017
Theo ông Hải, người dân đóng thuế nuôi nuôi công chức, viên chức nhưng có khi lại bị chính cán bộ sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng. Xảy ra hiện tượng đó vì cán bộ không phụ thuộc vào đánh giá của người dân mà phụ thuộc vào nhận xét đánh giá của lãnh đạo.
nguyen-hoang-hai-tang-bien-che
Ông Nguyễn Hoàng Hải cho rằng tăng biên chế do có lợi ích đi kèm nên lãnh đạo đơn vị tìm cách xin thêm biên chế. Ảnh Tuổi trẻ

Kỳ họp thứ 4 Quốc hội Khóa XIV tiếp tục chương trình làm việc sáng nay (30/10) với việc thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016.

Theo đó, Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016 của Quốc hội nêu rõ, trong giai đoạn 2011-2016 Chính phủ và các bộ, ngành địa phương đã có nhiều nỗ lực, đạt nhiều kết quả quan trọng trong thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước.

Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật tiếp tục được hoàn thiện, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng về lĩnh vực này....

Nêu bật những kết quả đã đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những tồn tại, bất cập cần điều chỉnh trong cải cách bộ máy nhà nước như: Nhiều quy định vẫn còn chồng chéo, thiếu thống nhất, một số văn bản chất lượng chưa cao,...

Đặc biệt, có 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế so với số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao. 

Ngoài ra, tính đến 30/11/2016, các Bộ, ngành, địa phương ký lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp là 19.900 người (18 Bộ, ngành 10.218 người; 46 địa phương 9.682 người).

Trong báo cáo giám sát của Quốc hội đưa ra sáng nay, tính đến thời điểm 31/12/2016 số lượng công chức viên chức cả nước là 2.102.477 người. Trong đó ở Trung ương là 226.344 người; địa phương là 1.876.133 người.

Bên cán bộ công chức, viên chức thuộc biên chế, hiện các Bộ, ngành, địa phương còn tự hợp đồng làm chuyên môn nghiệp vụ, cụ thể tính đến 30/11/2016 tổng hợp từ 64 bộ, ngành, địa phương có 144.914 người (18 Bộ, ngành: 21.436 người; 46 địa phương: 123.478 người).

Nhìn vào đội ngũ cán bộ công chức, viên chức hưởng lương ngân sách, trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Hoàng Hải – Phó Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho biết: “Dân số nước ta khoảng 94 triệu dân trong đó 2,1 triệu công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách. Có nghĩa hơn 40 người dân làm nuôi 1 cán bộ công chức, viên chức.

Dù là “ông chủ” thực sự nuôi bộ máy bằng tiền thuế nhưng người dân phải gánh chịu tình trạng quan liêu, sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng của một bộ phận không nhỏ trong số 2,1 triệu công chức này”.

Ngoài số lượng biên chế chính, ông Hải cho rằng bộ phận hưởng lương, trợ cấp ngân sách còn có cán bộ các đơn vị xã, phường hoạt động không chuyên trách, cán bộ hợp đồng, lực lượng vũ trang, cán bộ nghỉ hưu, các hội, tổ chức xã hội…Với bộ máy không đó ngân sách nào nuôi được. Do đó giảm biên chế là yêu cầu cấp bách tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi thường xuyên của ngân sách.

Hàng năm trung bình chi thường xuyên của Việt Nam ở mức 68-69% tổng chi ngân sách, có lúc lên đến 72% tổng chi ngân sách. Trong khi đầu tư cho phát triển năm nay chỉ vào khoảng 17%.

Theo ông Hải nghịch lý trong vấn đề tinh giảm biên chế được Ủy ban giám sát của Quốc hội nêu rõ khi có đến 11 địa phương sử dụng vượt 7.951 biên chế. Điều đó cho thấy biên chế chúng ta đang tăng chứ không giảm.

“Tăng biên chế đang từ cơ quan trung ương, bộ ngành cho đến các địa phương. Ví dụ như từ Vụ lên Cục sẽ, từ Cục lên Tổng cục sẽ tăng thêm biên chế. Ở trung ương bộ máy như thế nào địa phương cũng vậy vì thế bộ máy cứ phình ra”, ông Hải cho biết.

Phân tích yếu tố làm tăng biên chế ông Hải khẳng định do liên quan đến lợi ích cá nhân. “Tăng biên chế nhà nước trả lương, có biên chế là có lương không phải như doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả có lãi với tuyển nhân viên. Tăng biên chế có khi giải quyết công ăn việc làm cho “con cha cháu ông”, tìm cách xin được biên chế lãnh đạo có thể kiếm chác từ người xin việc…”, ông Hải thẳng thắn chỉ rõ.

Ông Hải cho rằng đến thời điểm này chưa có giải pháp hữu hiệu để kiểm soát tăng biên chế từ trên xuống dưới do chưa có cơ chế quy trách nhiệm cá nhân cho lãnh đạo các đơn vị.

“Nếu chúng ta áp dụng khoán biên chế từng đơn vị, yêu cầu thủ trưởng đơn vị phải ký cam kết biên chế chỉ giảm không tăng. Nếu tăng phải từ chức, phải chịu trách nhiệm. Có như vậy mới giảm được hiện tượng chỗ này giảm chỗ kia tăng cuối cùng số biên chế giảm không bằng số biên chế tăng”, ông Hải nêu giải pháp.

Ngoài ra để tránh việc tăng biên chế làm tăng chi thường xuyên trong ngân sách theo ông Hải cần xem xét chuyển một số đơn vị sự nghiệp sang tự chủ tự chịu trách nhiệm để áp dụng ngân sách. Rà soát các đơn vị chỉ để lại các đơn vị thực sự cần thiết không thể giao cho tư nhân, giải thể các đơn vị hoạt động không hiệu quả. Xây dựng cơ chế tương tác của người dân với hệ thống hành chính quốc gia. Lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo đánh giá hiệu lực, hiệu quả của cải cách bộ máy hành chính.

Theo ông Hải lâu nay người dân đóng thuế nuôi bộ máy, nuôi cán bộ công chức viên chức nhưng có khi lại bị chính cán bộ này sách nhiễu, vòi vĩnh, tham nhũng. Xảy ra hiện tượng đó vì cán bộ không phụ thuộc vào đánh giá của người dân mà phụ thuộc vào nhận xét đánh giá của lãnh đạo. Vậy nên cần phải dựa trên đánh giá người dân để đánh giá hiệu quả công chức, viên chức từ đó xem xét có hoàn thành nhiệm vụ không, có xứng đáng nhận lương không.

 

‘Tấn công nhân viên y tế: Cần phải xử lý nghiêm’

“Tấn công nhân viên y tế đang tạo ra phản ứng dây chuyền và đây là điều đáng lên án, không thể chấp nhận dù với bất cứ lý do gì”, ĐBQH Phạm Văn Hòa nhận định.

 

Biên chế phình to tạo ra cán bộ 'sáng cắp ô đi, tối cắp về"

Đó là nhận định của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương (đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) khi góp ý về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016. 

 

Trực tiếp Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV ngày 30/10 trên VTV1 về các vấn đề cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước

Hôm nay 30/10, Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV tiếp tục phiên làm việc chuyên đề "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2016". Phiên họp được trực tiếp trên kênh VTV1, VOV.

Tin khác

Tin tức Việt Nam 4 năm trước
Mùa phim hè 2020 đã trở nên ảm đảm vì Covid-19 khi hàng loạt bom tấn phải lùi lịch chiếu đến cuối năm thậm chí tận năm sau. Tuy nhiên, các khán giả vẫn được 'bù đắp' vào tháng 11 - tháng có số lượng bom tấn lớn nhiều nhất năm 2020!
Tin tức Việt Nam 5 năm trước
Hai con giáp may mắn được Thực Thần ghé thăm vào hôm nay sẽ đón tài lộc, tiền bạc đầy nhà.
Tin tức Việt Nam 5 năm trước
Thuyền trưởng của Man City tin rằng đội bóng của ông sẽ thắng tất cả các trận đấu còn lại để bảo vệ thành công ngai vàng Ngoại hạng Anh.
Tin tức Việt Nam 5 năm trước
Nhập dịp cuối tuần này, tuổi Tuất nên ra ngoài đi chơi cùng mọi người, có thể sau những chuyến đi bạn lại tìm thấy người thực sự tâm đầu ý hợp với mình đấy.
Tin tức Việt Nam 5 năm trước
Vinicius ghi bàn quyết định từ chấm 11m ở những phút bù giờ giúp TP.HCM giành chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước Bình Dương.