SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 29/03/2024
  • Click để copy

McDonald's bị tước quyền sử dụng thương hiệu Big Mac tại châu Âu

17:06, 17/01/2019
(SHTT) - Sau vụ kiện kéo dài hơn một năm với chuỗi thức ăn nhanh Supermac's của Ireland, McDonald's đã mất thương hiệu "Big Mac" cho sản phẩm của mình tại châu Âu.

 Chuỗi hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh Supermac đã tuyên bố hôm thứ ba (15/1) rằng họ đã giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại “gã khổng lồ” toàn cầu McDonald‘s về việc sử dụng nhãn hiệu Big Mac và Mc tại Liên minh Châu Âu (EU).

Theo thông tin mới nhất ngày 15/1, Văn phòng sở hữu trí tuệ Liên minh châu Âu (EUIPO) đã ra phán quyết chuỗi thức ăn nhanh Supermac thắng cuộc tranh chấp với McDonald, theo đó doanh nghiệp Ireland này sẽ có quyền mở rộng chuỗi nhượng quyền của họ trên khắp nước Anh. Phần thua thuộc về McDonald, sau khi hãng này mất quyền sở hữu cái tên "Big Mac" cho sản phẩm của họ tại Liên minh châu Âu - EU.

hjjfljjl-15476137839741468085112

 Chiếc bánh thương hiệu của McDonald's

“Big Mac” là tên gọi của loại bánh burger nổi tiếng của McDonald’s ra đời năm 1967. Bánh Big Mac gồm 3 lát bánh mỳ tròn, kẹp chung một loại sốt đặc biệt, rau xà lách, dưa chua, hành tây. “Big Mac” hiện là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của McDonald’s trên khắp thế giới.

Big Mac vốn là sản phẩm nổi tiếng nhất của McDonald từ trước tới nay. Thậm chí, sản phẩm này còn trở thành tên gọi cho một chỉ số kinh tế là Big Mac Index, do tạp chí kinh tế The Economist tạo từ năm 1986.

Chỉ số này được xây dựng trên học thuyết ngang giá sức mua (PPP), cho rằng trong dài hạn thì tỷ giá hối đoái sẽ dịch chuyển đến điểm mà giá của một rổ hàng hóa và dịch vụ ở hai quốc gia sẽ ngang bằng nhau.

McDonald’s bị thu hồi nhãn hiệu “Big Mac” đã đăng ký từ năm 1996. Lý do được đưa ra là McDonald’s không chứng minh được đã “sử dụng thực sự” nhãn hiệu trong vòng 5 năm trước khi vụ kiện bắt đầu năm 2017.

Theo Fox News, vụ kiện trên xuất phát từ các tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa hai hãng.Vụ kiện này là kết quả sau khi McDonald’s cố gắng ngăn Supermac’s mở rộng hoạt động trên khắp EU. McDonald lập luận rằng thương hiệu Supermac sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn với nhãn hiệu bánh burger “Big Mac” biểu tượng của mình.

McDonaldsiStock

 MC Donald's cho rằng bánh Supermac của đối thủ sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn với loại burger "Big Mac" biểu tượng của mình. 

Supermac gọi chiến thuật pháp lí này của McDonald là "sự bắt nạt bằng thương hiệu, việc đăng ký tên thương hiệu đơn giản được sử dụng để chống lại các đối thủ trong tương lai".

"Chỉ vì McDonald có nhiều tiền hơn và chúng tôi có vẻ nhỏ bé so với họ, không có nghĩa là cũng tôi không chiến đấu vì bản thân", ông chủ Pat McDonagh của Supermac cho biết.

Phán quyết của EUIPO cho rằng cái tên "Big Mac" không được McDonald "sử dụng chính hãng".  Để một tên thương hiệu được coi là sử dụng chính hãng, một doanh nghiệp buộc phải "đảm bảo đích danh nguồn gốc xuất sứ nó" khi dùng.

EUIPO không cảm thấy việc đặt tên một chiếc bánh của McDonald là Big Mac đủ làm bằng chứng cho quyền sử dụng này của họ. Trong một tình tiết bất ngờ, quyết định pháp lý trên cũng cấp quyền cho Supermac sử dụng tên "Big Mac" cho sản phẩm của họ.Cái tên này vốn được EU cấp quyền sử dụng cho McDonald năm 1996, nhưng nay đã bị tước bỏ.

Phán quyết này sẽ cho phép các doanh nghiệp khác ngoài McDonald’s sử dụng nhãn hiệu “Big Mac” trên bất kỳ sản phẩm thức ăn nào tại châu Âu. Cả EUPIO và McDonald’s đều chưa bình luận về phán quyết trên. Hiện chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất thế giới vẫn có thể kháng cáo.

Về phía Supermac’s, chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất của Ireland tuyên bố đã có thể mở rộng hoạt động sang Anh và các nước châu Âu. Chuỗi này cho biết chưa bao giờ sở hữu một sản phẩm nào mang tên “Big Mac” nhưng McDonald’s đã cố tình gây khó khăn để Supermac’s không thể mở rộng.

“Đây là một chiến thắng lớn đối với các doanh nghiệp nói chung và đẩy lùi việc các tập đoàn lớn tìm cách ngăn các công ty khác khai thác những nhãn hiệu mà họ không sử dụng trong thực tế”, nhà sáng lập Pat McDonagh của Supermac’s nói với Reuters.

Trong lịch sử hoạt động của mình, McDonald’s nhiều lần dính vào các vụ tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu và thường là bên giành phần thắng, theo Giáo sư Luật Willajeanne McLean của Đại học Connecticut.

Năm 1993, McDonald’s đã khiến một nha sĩ ở New York không thể sử dụng cái tên "McDental". Năm 2016, chuỗi thức ăn nhanh lớn nhất thế giới cũng đánh bại mọi nỗ lực của một công ty Singapore muốn đăng ký nhãn hiệu “MACCOFFEE” tại châu Âu.

Thuý Hằng

Tin khác

Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Trải qua hơn 2 tháng phát động cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia, BTC đã tìm ra được top 20 dự án xuất sắc nhất.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) – Ngày 24/11 và 25/11, vòng thi chọn Top 20 Cuộc thi tìm kiếm tài năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đã diễn ra bằng hình thức pitching trực tuyến. Dự án Smart VieLinkit thuộc bảng dự thi Mô hình Đổi mới sáng tạo đã xuất sắc lọt vào top 20.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Quản trị tài sản trí tuệ tại các cơ quan đặc biệt giúp ta hiểu rõ về hơn về các quy trình, biểu mẫu, các điều khoản cần thiết trong các quy chế, quy định.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Cuộc thi “Giải pháp thương mại hóa sáng chế 2021” đã đi một nửa chặng đường trong hành trình tìm kiếm các phương án, cách thức áp dụng các bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích vào thực tiễn, từ đó tạo ra giá trị hữu ích cho cuộc sống và nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Sở hữu trí tuệ 2 năm trước
(SHTT) - Buổi tập huấn thứ 6 trong chuỗi chương trình của Làng Sáng chế và Doanh nghiệp ĐMST phối hợp với Hội Sáng chế Việt Nam, hưởng ứng sự kiện khởi nghiệp ĐMST Quốc gia Techfest 2021 với chủ đề: “Thẩm định giá tài sản trí tuệ” được diễn ra vào lúc 8h00 sáng chủ nhật ngày 07/11/2021.