SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Liệu Facebook và Google có thể rút khỏi Việt Nam?

16:00, 03/11/2017
(SHTT) - Khả năng Facebook, Google phải rút khỏi Việt Nam vì dự thảo quy định đặt máy chủ đang gây xôn xao trên các diễn đàn. Ngay tại Mỹ, nhiều chính trị gia cũng cảm thấy "run sợ" trước sức mạnh của 2 ông lớn này.

Fecebook và Google sẽ rút khỏi Việt Nam? 

facebook-google-roi-vietnam

Liệu Fecebook và Google sẽ rút khỏi Việt Nam?

Thượng nghị sĩ John Kennedy của bang Louisiana vừa nói với các cố vấn của Facebook và Google rằng: "Quyền lực của các công ty như Facebook hay Google đôi khi khiến tôi run sợ. Vấn đề là, các công ty biết quá nhiều về chúng tôi, nhưng lại quá ít về chính mình”.

Theo văn bản góp ý của VCCI gửi Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội mới đây, VCCI phản ứng khá mạnh về Khoản 4 Điều 34 trong Dự thảo Luật An ninh mạng trong nội dung yêu cầu doanh nghiệp (DN) nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng tại Việt Nam.

VCCI cho rằng, điều kiện này hiện trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Đồng thời, nếu quy định này bắt buộc DN thì họ sẽ phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam mới có thể được kinh doanh.

Nguyên nhân khiến Facebook và Google phải rút khỏi Việt Nam?

VCCI trích dẫn quy định tại Khoản 4 Điều 34 của Dự thảo Luật An ninh mạng: “Các DN nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam; có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam…”.

Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI cho rằng: Trong cam kết của WTO mà Việt Nam tham gia cuối năm 2006, dịch vụ viễn thông cung cấp qua biên giới là không hạn chế tiếp cận thị trường, trừ một số trường hợp cụ thể nhưng trong các trường hợp loại trừ đó không quy định phải có cơ quan đại diện trên lãnh thổ Việt Nam. Cam kết trong EVFTA mà Việt Nam đã ký kết cũng tương tự.

“Như vậy, quy định về việc đặt cơ quan đại diện tại Việt Nam tại khoản 4 Điều 34 của Dự thảo là trái với cam kết WTO và EVFTA của Việt Nam”, Văn bản gửi Uỷ ban Quốc phòng – An ninh của VCCI cho biết.

Ngoài WTO, EVFTA, VCCI cũng dẫn chiếu quy định về Thương mại điện tử tại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết tháng 02 năm 2016, trong đó đề cập: “Không Bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình để xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó”.

VCCI cho hay: “Mặc dù TPP chưa được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn nhưng Việt Nam và 10 nước còn lại trừ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đàm phán để đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, VCCI cho rằng cần hết sức cân nhắc và không nên đặt ra quy định pháp luật trong nước đi ngược lại hướng của TPP”.

Theo một số chuyên gia, nếu các quy định trên được áp dụng, các nhà cung cấp dịch vụ như Google (gmail, Drive, Google Plus, Youtube…), Facebook, Yahoo (yahoo mail), Skype, Viber… đều sẽ phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam mới có thể được kinh doanh.

Một số nhà cung cấp dịch vụ cho biết, khả năng cao là họ thà bỏ thị trường Việt Nam chứ không chấp nhận đặt máy chủ tại Việt Nam. Lúc đó Việt Nam có thể sẽ không còn Gmail, Facebook, Youtube…

Liệu Facebook, Google có rời Việt Nam vì quy định đặt máy chủ?

Theo Dự thảo Luật an ninh mạng, những ông lớn như Facebook, Google... phải có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu phải đặt tại Việt Nam

Thông tin ngay lập tức hâm nóng các diễn đàn mạng xã hội về khả năng Facebook, Google phải rời khỏi Việt Nam do quy định đặt máy chủ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng vừa nêu ý kiến với Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, cho rằng một số quy định trong Dự thảo Luật an ninh mạng chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.

Phương Thùy (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Tạp Chí Time công danh sách 100 nhân vật ảnh hưởng nhất thế giới 2024, trong đó có 3 Chủ nhân Giải đặc biệt VinFuture 2023 là GS. Daniel Joshua Drucker (Canada), GS. Joel Francis Habener và PGS. Svetlana Mojsov (Hoa Kỳ).
Khoa học Công nghệ 17 giờ trước
(SHTT) - Ford đang triển khai chiến dịch triệu hồi hơn 450.000 chiếc Bronco Sport và Maverick. Nguyên nhân là do ắc quy 12-volt có thể đột ngột hết điện, nhất là trong lúc xe dừng đèn đỏ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt đánh giá ngành công nghiệp bán dẫn đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu, với quy mô trên 520 tỷ USD năm 2023 và vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Patlytics là một nền tảng phân tích bằng sáng chế được hỗ trợ bởi AI, nhằm giúp các doanh nghiệp, chuyên gia sở hữu trí tuệ và công ty luật tăng tốc quy trình làm việc liên quan đến bằng sáng chế.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Spotify không phải là công ty duy nhất thử nghiệm việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để tạo danh sách phát. Amazon vừa thông báo họ cũng sẽ làm điều tương tự, và hiện đang thử nghiệm một công cụ tạo danh sách phát AI - Maestro.