SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Lạm dụng giác hơi gây nguy hiểm như thế nào?

19:41, 31/08/2017
(SHTT) - Giác hơi hiện đang được coi là liệu pháp Đông y được nhiều người sử dụng thay thế cho châm cứu, có tác dụng giải độc cơ thể. Tuy nhiên phương pháp này cũng gây ra nhiều rủi ro nếu lạm dụng. Vì vậy mọi người cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định giác hơi.

Giác hơi là gì và những lợi ích mà giác hơi mang lại

Giác hơi là phương pháp dùng ống giác với áp suất âm ở trong ống ấn vào da. Khi ống giác hút chặt vào da sẽ gây hiện tượng sung huyết hoặc tụ huyết tại chỗ giác từ đó giúp chữa bệnh.

Giác hơi là cách chữa bệnh trong Đông y, đặc biệt với những bệnh nhân không chịu được châm cứu và khó thích ứng thuốc. Giác hơi có tác dụng tiêu sưng, tan ứ, giảm đau, lưu thông khí huyết… Ngày nay, nhiều người coi giác hơi như một phương pháp giúp thư giãn.

Những vật dụng dùng để giác hơi bao gồm: Ống nứa, ống thủy tinh, lọ nhỏ hoặc cốc nhỏ để làm dụng cụ giác cùng với bông, nước ấm hoặc cồn.

lam dung giac hoi gay nguy hiem nhu the nao

 Giác hơi là gì và những lợi ích mà giác hơi mang lại

Lợi ích mà bạn có được chính là cải thiện lưu thông kinh mạch ở những khu vực trên cơ thể đang có vấn đề, do đó chúng giúp giảm co cứng cơ, chuột rút, loại bỏ các vết sẹo và thúc đẩy quá trình chữa bệnh được nhanh hơn. Ly giác hơi có thể để lại trên cơ thể trong vòng 5-10 phút tại chỗ cố định, các mạch máu nhỏ sẽ bị vỡ và để lại những dấu chấm bầm tím.

Giác hơi cũng được biết đến là phương pháp có tác dụng như một liều thuốc an thần cho hệ thống thần kinh trung ương. Nó có thể làm giảm phản ứng stress, bảo vệ các bệnh nhân chống lại trầm cảm và lo âu.

Giác hơi nên được thực hiện trong những trường hợp như đau nhức xương khớp, ho kéo dài, cảm nóng, cảm lạnh, đau bụng, sôi bụng.

Các bước giác hơi

Giác hơi không khó thực hiện và có thể làm ngay tại nhà. Các bước để tiến hành liệu pháp này khá đơn giản tuy nhiên phải thật cẩn thận để tránh mắc phải sai sót.

Bước 1: Đốt bông tẩm cồn rồi bỏ vào ống giác, trong khi lửa vừa cháy, úp nhanh ống giác vào chỗ giác.

Bước 2: Dùng panh kẹp bông tẩm cồn đốt cháy rồi hơ nhanh vào lòng ống giác, rút panh ra và úp ống giác vào chỗ định giác.

Bước 3: Úp ống vào nước đang sôi. Nhanh tay dùng khăn sạch nhấc lên, thấm khô miệng ống và úp nhanh vào chỗ giác.

Lạm dụng giác hơi gây nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù giác hơi có rất nhiều lợi ích nhưng việc lạm dụng giác hơi lại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Những ảnh hưởng trực tiếp sau khi lạm dụng hoặc giác hơi sai cách thường là gây ban đỏ, sưng tấy, nhiễm trùng da. Tình trạng này còn dẫn đến sẹo và tụ máu (bầm tím) trên da do tổn thương các mạch máu của lớp da trên cùng. Tụ máu thường gây đau, đôi khi có thể nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp kèm theo chấn thương trầm trọng như gãy xương, hoặc xuất huyết bên trong.

lam dung giac hoi gay nguy hiem nhu the nao a

 Lạm dụng giác hơi gây nguy hiểm như thế nào?

Mặc dù cơ chế hoạt động của giác hơi khá đơn giản nhưng theo Bác sĩ Cẩm Tú từng chia sẻ trên báo Sức khỏe & đời sống, giác hơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là bỏng nhiệt. Giác hơi sử dụng cồn, lửa và những vật dụng dễ bắt lửa nên khả năng bị bỏng rất cao.

Nhiều người bị bỏng khi tự giác hơi ở nhà, nguyên nhân là do đổ cồn bất cẩn trong khi giác hơi. Trên thực tế số lượng người bị bỏng do giác hơi không phải ít.

Một số lưu ý khi giác hơi

Mọi người chỉ nên giác hơi ở những vị trí có cơ bắp đầy đặn, tốt nhất là vùng lưng. Đặc biệt, mọi người không được giác lúc quá đói, quá no, đang say rượu hoặc vị trí da mỏng, da bị dị ứng, trầy xước, vết thương hở…vì sẽ làm da tổn thương nặng hơn, vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu hơn. Sau khi giác xong phải giữ ấm, không được tắm ngay.

lam dung giac hoi gay nguy hiem nhu the nao

 

Những người không nên giác hơi

Trong các trường hợp sau không nên dùng giác hơi để chữa bệnh vì có thể gây nên những biến chứng, thậm chí tử vong: Những người mắc bệnh thận, phổi có hiện tượng thiếu máu, xuất huyết dưới da, phù thũng toàn thân, thiếu tiểu cầu; Người mắc bệnh tâm thần, suy nhược thần kinh, thường xuyên bị chuột rút; Người gầy, cơ da đàn hồi kém; Người trong tình trạng quá no, quá đói hoặc say rượu; Những người đau vùng thắt lưng, vùng bụng dưới, phụ nữ có thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, cho con bú; Những người đang sốt phát ban, mê sảng, co giật toàn thân…

Hương Mi

Tin khác

Khoa học Công nghệ 2 giờ trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 10 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.