SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Khởi động cuộc thi sáng chế 2018: Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày

15:38, 18/09/2018
(SHTT) - Cuộc thi sáng chế 2018 đang trong giai đoạn khởi động và thu hút sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân tham gia với nhiều giải pháp có giá trị về kỹ thuật, tính ứng dụng, có hiệu quả kinh tế cao.

Trong tháng 8, Lễ công bố Cuộc thi Sáng chế năm 2018 đã được Bộ Khoa học và Công nghệ (Cục Sở hữu trí tuệ là Cơ quan thường trực) chủ trì, phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam tổ chức. 

Cuộc thi Sáng chế là sự kiện thường niên do WIPO, KIPO và Cơ quan Sở hữu trí tuệ của các quốc gia đang phát triển phối hợp tổ chức nhằm thúc đẩy tinh thần sáng tạo để đưa ra các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện cuộc sống cộng đồng ở chính các quốc gia đó.

Theo ban tổ chức, năm 2018 cuộc thi với chủ đề “Sáng tạo công nghệ cho cuộc sống hàng ngày” có mục đích khuyến khích các hoạt động sáng chế, sáng tạo nhằm tạo ra các công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới có tính ứng dụng rộng rãi, dễ dàng và tiết kiệm chi phí để đáp ứng các nhu cầu thiết thực của cuộc sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

cuoc thi sang che 2018

 

Đối tượng dự thi là mọi công dân Việt Nam đang cư trú, sinh sống và làm việc tại Việt Nam sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật là đối tượng được bảo hộ sáng chế thuộc mọi lĩnh vực kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, đời sống kinh tế - xã hội…; có thời điểm bộc lộ công khai lần đầu (ở trong nước và nước ngoài) hoặc áp dụng lần đầu tại Việt Nam sau ngày 31/5/2013 và chưa tham dự Cuộc thi sáng chế do Bộ KH&CN tổ chức năm 2013, 2014 đều có quyền đăng ký tham dự cuộc thi.

Cuộc thi sáng chế 2018 sẽ bắt đầu từ tháng 8/2018 đến tháng 4/2019 với các chuỗi sự kiện, hội thảo định hướng được tổ chức tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh nhằm hướng dẫn, đào tạo về sử dụng thông tin sáng chế và thông tin về cuộc thi cho các đối tượng quan tâm.

Vòng Chung khảo, Hội thảo tổng kết và Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào tháng 4/2019. Tại vòng chung khảo, 10 tác giả có các giải pháp xuất sắc nhất được chọn ra từ vòng sơ khảo sẽ trình bày nội dung giải pháp của mình trước hội đồng giám khảo gồm 5 chuyên gia trong nước và 2 chuyên gia quốc tế. Cơ cấu giải thưởng gồm 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba và 7 giải khuyến khích.

Tại Việt Nam, Cuộc thi sáng chế đã được tổ chức đầu tiên vào năm 2013 và đã thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia với nhiều giải pháp có giá trị về kỹ thuật, tính ứng dụng, có hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như giải pháp Máy gặt đập lúa của Cty TNHH Nhựa Hoàng Thắng (Cần Thơ) với các tính năng công suất cao, tiết kiệm nhân lực và nhiên liệu, giảm tỉ lệ hao hụt lúa và có giá rẻ hơn (bằng 50% giá của các loại máy nhập ngoại cùng loại), đã được bà con nông dân sử dụng rộng rãi tại Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung.

Minh Thu

Tin khác

Tin tức 18 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Hewlett Packard Enterprise (HPE) đã kiện tập đoàn Trung Quốc, Inspur Group, cáo buộc rằng các sản phẩm của Inspur vi phạm năm bằng sáng chế của HPE liên quan đến công nghệ máy tính.
Tài sản trí tuệ 3 ngày trước
(SHTT) - Vụ kiện bản quyền vaccine COVID-19 của Moderna đối với Pfizer và BioNTech được tạm ngừng sau quyết định của tòa án Massachusetts, khi Cục Sở hữu trí tuệ Mỹ xem xét hiệu lực hai trong ba bằng sáng chế của công ty này.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - USPTO yêu cầu các luật sư khi nộp hồ sơ cần nêu rõ vai trò của trí tuệ nhân tạo trong đơn xin cấp bằng sáng chế do lo ngại AI có thể bị lạm dụng trong quá trình tạo ra các phát minh, sáng chế.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tòa án Illinois quyết định rằng Amazon bị phạt 525 triệu USD vì vi phạm bằng sáng chế lưu trữ đám mây của công ty Kove, làm dấy lên những tranh cãi trong ngành công nghiệp công nghệ.