SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 03/05/2024
  • Click để copy

Khoa học chứng minh: thực vật 'biết' mình bị ăn

06:35, 14/04/2017
(SHTT) - Một nghiên cứu mới có tên Modern Farmer do các nhà khoa học Đại học Missouri thực hiện cho thấy thực vật có thể cảm nhận được khi chúng bị ăn và thực hiện các cơ chế phòng thủ để ngăn chặn điều này.

Nghiên cứu được thực hiện trên cây cressa (tên khoa học là Arabidopsis), họ hàng của bông cải xanh, cải xoăn, rau mù tạt và các loài thực vật thuộc họ brassica. Cressa là loài cây đầu tiên được giải mã gen và các nhà khoa học quen thuộc với cách thức hoạt động của nó.

khoa hoc chung minh thuc vat biet minh bi an 1

 Cải xoăn 

Để xác định liệu thực vật có “biết” bản thân đang bị ăn hay không, các nhà nghiên cứu của Đại học Missouri đã thu âm chính xác những rung động mà con sâu bướm tạo ra khi ăn lá cây cressa với giả thiết là cây cối có thể cảm nhận hoặc nghe được rung động này.

Họ chứng thực thí nghiệm bằng cách mô phỏng các rung động tự nhiên như tiếng ồn do gió gây ra mà cây trồng có thể gặp phải.

Kết quả cho thấy, loại rau cay này đã tiết ra dầu cay giống mù tạt có mức độc hại nhẹ qua lá để ngăn “kẻ tấn công”. Ngoài ra, khi cảm nhận hoặc nghe thấy rung động nhai từ sâu bướm, cressa càng tiết ra nhiều dầu cay hơn. Tuy nhiên, với các rung động mô phỏng khác, chúng không hề phản ứng.

khoa hoc chung minh thuc vat biet minh bi an

 Khoa học chứng minh: thực vật 'biết'  mình bị ăn

Bà Heidi Appel, chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Phòng Khoa học Thực vật thuộc Học viện Nông nghiệp, Lương thực và Tài nguyên thiên nhiên, và Trung tâm Khoa học Đời sống Trái đất tại Đại học Missouri, cho biết: “Nghiên cứu trước đây đã khảo sát cách thức cây trồng phản ứng với âm thanh, bao gồm âm nhạc. Tuy nhiên, nghiên cứu này của chúng tôi là ví dụ đầu tiên về cách thức cây trồng phản ứng với rung động có liên quan đến sinh thái. Chúng tôi nhận thấy dấu hiệu của rung động nhai làm xuất hiện các thay đổi trong quá trình trao đổi chất của các tế bào thực vật, tạo ra nhiều hóa chất phòng thủ có thể đẩy lùi cuộc tấn công từ sâu bướm”.

Điều này chứng minh thực vậy hoàn toàn có thể cảm nhận được chúng đang bị ăn và thực hiện cơ chế “tự vệ”. Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy bất ngờ trước phát hiện mới này!

Lê Phương

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Theo tờ Interesting Engineering hôm 2/5 đưa tin, nhóm các công ty Nhật Bản đã mở đường cho kỷ nguyên 6G. Trong thử nghiệm gần đây, họ đã truyền siêu nhanh 100 gigabit mỗi giây (Gbps) ở tần số 100 GHz và 300 GHz qua khoảng cách 100 m.
Khoa học Công nghệ 1 giờ trước
(SHTT) - Vừa qua, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức phát động cuộc thi Robocon lần thứ nhất năm 2024, theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến đến 9 điểm cầu của các phòng GD&ĐT các huyện, thị xã.
Khoa học Công nghệ 5 giờ trước
(SHTT) - Giải thưởng VinFuture năm 2024 vừa chính thức đóng cổng nộp đề cử với kết quả ghi nhận 1.469 hồ sơ, trong đó có gần 15% đối tác đề cử là các tác giả thuộc nhóm top 2% các nhà nghiên cứu hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trang web tại địa chỉ ‘vietgcv [.] cc’ giả mạo cổng thông tin của Thông tin và Truyền thông là 1 trong 20 website lừa đảo vừa được Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) thuộc Cục An toàn thông tin đưa ra cảnh báo.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Trong một nghiên cứu mới được công bố trên Cell Reports, các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp sinh học kết hợp trí tuệ nhân tạo, di truyền và phân tích đa omics để khám phá mối liên hệ giữa vi khuẩn đường ruột và bệnh Alzheimer