SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 27/03/2024
  • Click để copy

Intel và những vụ kiện bản quyền gây xôn xao làng công nghệ

07:19, 29/05/2018
(SHTT) - Intel bị kiện vì vi phạm bản quyền chip Core 2, Intel và Warner Bros kiện công ty phần cứng Trung Quốc vi phạm bản quyền, Intel kiện Qualcomm chống độc quyền... là những vụ kiện bản quyền từng gây tranh cãi của Intel để bảo vệ danh tiếng.

Intel vướng vào vụ kiện bản quyền

Tập đoàn Intel đã thắng vòng đầu tiên của một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế mà một số nhà lập pháp cho biết có thể đe dọa nhiều việc làm tại các nhà máy sản xuất của công ty Mỹ này.

intel

 

Nhà sản xuất linh kiện bán dẫn lớn nhất thế giới đã không vi phạm các bằng sáng chế của X2Y Attenuators LLC. Thẩm phán David Shaw thuộc Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ cho biết trong một thông báo đăng trên trang web của cơ quan. Bước tiếp theo có thể là đánh giá lại các phán quyết của tòa án, nếu Intel bị quyết định vi phạm các bằng sáng chế, họ có thể bị cấm nhập khẩu sản phẩm vào Mỹ.

Intel vừa kiện Qualcomm chống độc quyền, vừa dọa Qualcomm để tìm cách giữ thế độc quyền cho bản thân mình

Trong vụ kiện nảy lửa giữa Apple và Qualcomm, Intel là một "nạn nhân phụ". Khi bị Apple (cùng Ủy ban Mậu dịch Liên bang Mỹ FTC) kiện vì dùng vị thế độc quyền nguồn cung chip modem nhằm nâng giá nhượng quyền bằng sáng chế, Qualcomm lập tức kiện ngược với yêu cầu cấm nhập khẩu, cấm bán những chiếc iPhone sử dụng modem Intel thay vì Qualcomm.

intel 1

 

Dĩ nhiên là cựu vương của ngành vi xử lý không chấp nhận sự thật này. Trong tuyên bố chính thức, Intel khẳng định: "Nếu ITC có xem xét đến đơn kiện của Qualcomm, mong họ sẽ làm như vậy với nhận thức về các chiêu trò gây hại của Qualcomm cũng như những nguy cơ mà yêu cầu cấm bán của Qualcomm sẽ gây ra cho công chúng".

Sự thật là bạn khó có thể đứng về phía Qualcomm trong vụ kiện này. Không chỉ Apple mà rất nhiều tên tuổi của Android cũng đã chọn cách chống lại Qualcomm, bởi hãng này đang chiếm một phần quá lớn trong nguồn cung chip modem di động và dùng vị thế đó để "hét giá" rất nhiều bằng sáng chế quan trọng.

Intel bị kiện vì vi phạm bản quyền chip Core 2

Năm 2008, Wisconsin Alumni Research Foundation (WARF), tổ chức chuyên trách về vấn đề bản quyền của đại học Wisconsin-Madison đã đâm đơn khiếu kiện Intel về việc đã vi phạm bản quyền phát minh trên sản phẩm vi xử lí Core 2 Duo và các dòng sản phẩm cùng họ Core 2.

WARF cho rằng công nghệ sử dụng trong dòng vi xử lí Core 2 trong đó có Core 2 Duo, một dòng vi xử lí giờ đây đã phổ biến trong hầu khắp các máy tính trên thị trường, là tương tự như một phát minh của nhóm nghiên cứu thuộc đại học Wisconsin-Madison năm 1998. Bằng vào việc sử dụng công nghệ (này) để cung cấp khả năng xử lí song song trong các bộ vi xử lí, Intel đã "đánh cắp" phát minh của đại học Wisconsin-Madison.

intel 2

 

WARF cũng giải thích rằng, trước đó, vào năm 2001, họ đã thảo luận với Intel về vấn đề cấp phép bản quyền nhưng Intel đă không hề có phản ứng nào.

Cho tới khi Core 2 bắt đầu sử dụng công nghệ còn đang tranh chấp mà không hề có xin phép, WARF chính thức yêu cầu mở phiên tòa tại tòa án quận Wisconsin và yêu cầu Intel phải ngưng bán các sản phẩm vi xử lí Core 2 đồng thời trả thêm một khoản tiền phạt cho những vi phạm bản quyền.

Intel và Warner Bros kiện công ty phần cứng Trung Quốc vi phạm bản quyền

Các hãng công nghệ luôn tìm kiếm phương thức để thu hút người dùng xem nội dung video trực tuyến, đồng thời tránh việc bị người dùng sao chép. Đối với các dịch vụ truyền thông như: iTunes, Amazon và Netflix…công nghệ mã hoá HDCP chính là giải pháp. Công nghệ này do Intel phát triển, giúp mã hoá các video, ngăn chặn việc đánh cắp và sao chép các video bằng những phương thức truyền thống.

intel 3

 

Thế nhưng, các nội dung mã hoá HDCP đã có cách để sao chép, chẳng qua là cách làm này dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý nên chưa được áp dụng phổ biến. Hơn nữa, công nghệ mã hoá đằng sau HDCP đã bị rò rỉ từ hơn 5 năm trước, nên thiết bị HDfury dường như không gây ra thiệt hại mới.

Tuy nhiên, Intel và Warner Bros cho biết, khi LegendSky ra mắt sản phẩm, hãng này giới thiệu HDFury có thể giúp người dùng khai thác được nội dung mà công nghệ HDCP bảo vệ. Vì vậy, hai tập đoàn yêu cầu phía công ty Trung Quốc phải bồi thường tổn thất và chấm dứt kinh doanh các thiết bị này.

Thu Trang

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Google đã bị cơ quan giám sát cạnh tranh của Pháp phạt vì vi phạm các quy định sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu (EU) khi không đàm phán với các nhà xuất bản truyền thông.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Dù chiến thắng trong vụ kiện bản quyền âm nhạc, nhưng Sam Smith & Normani thẩm phán vẫn quyết định các nghệ sĩ nổi tiếng phải tự chi trả phí luật sư lên tớ hơn 700.000 đô la.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Ngành âm nhạc ở Anh đang khởi động vụ kiện đầu tiên chống lại công nghệ trí tuệ nhân tạo, bảo vệ bản quyền trước các công ty sản xuất các bài hát giả giọng người nghệ sĩ nổi tiếng.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Bảo vệ bản quyền là điều kiện tiên quyết để bảo vệ nguồn tài chính của cơ quan báo chí cũng như thực thi hiệu quả các mô hình kinh doanh nội dung số, góp phần giải bài toán về kinh tế báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí hiện nay.