SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Huyện Thanh Oai: Gắn bó cả thanh xuân với sự nghiệp trồng người, nhiều giáo viên đứng trước nguy cơ mất việc

18:43, 23/07/2018
(SHTT) – Khoảng đầu năm 2018, dư luận cả nước bất bình trước việc hàng trăm trường hợp giáo viên tại Đắk Lắk thất nghiệp vì bị chấm dứt hợp đồng lao động với lý do dôi dư. Và rất có thể sự việc này một lần nữa lại tái hiện ngay ở chính Thủ đô Hà Nội.
bbbbb

 UBND huyện Thanh Oai

Theo đó, trong tâm thư gửi tới báo Sở Hữu Trí Tuệ điện tử, cô M. (trú tại xã Y. huyện Thanh Oai – Hà Nội) một người đã gắn bó với ngành sư phạm khoảng thời gian xấp xỉ 20 năm cho biết:

“Thuộc lứa sinh viên Cao đẳng sư phạm Hà Tây tốt nghiệp năm 1998, tôi đã có 20 năm đứng trên bục giảng, dâng hiến trọn tuổi thanh xuân cho sự nghiệp giáo dục với nhiều danh hiệu cao quý. 20 năm cống hiến và chờ đợi được chính thức đứng vào hàng ngũ công chức. Để rồi, ngày 19/7/2018, UBND huyện Thanh Oai ra văn bản số 1020/UBND – NV thông báo việc UBND huyện sẽ chấm dứt hợp đồng với những trường hợp trước đây được UBND huyện đã ký hợp đồng lao động làm giáo viên và nhân viên tại các trường công lập thuộc địa bàn huyện để chuyển về các nhà trường do hiệu trưởng xem xét, ký hợp đồng theo thẩm quyền”.

Theo cô M. tại Thanh Oai hiện có gần 600 trường hợp giáo viên ký hợp đồng ngoài biên chế, và nếu thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện thì sẽ có hàng trăm người thất nghiệp.

Có lẽ phải rất khổ tâm và trăn trở, cô M. mới có thể cầm bút để viết hết những tâm sự, trải lòng và mong sự giúp đỡ từ cơ quan ngôn luận.

Cô nói: “Nếu không vì yêu ngành, yêu nghề và hy vọng vào một ngày nào đó chính sách thay đổi thì hơn 500 con người ở cái huyện Thanh Oai này có ai đủ kiên nhẫn tồn tại đến ngày nay trong ngành giáo dục. 20 năm là 20 lứa học sinh ra trường bay nhảy khắp bốn phương. Khi gặp lại học trò vẫn chỉ một câu hỏi "thầy cô đã được biên chế chưa ạ?". Đau xót quá mà không biết than vãn với ai, bởi cái đặc thù của ngành sư phạm là học ra để dạy người. Người ta phải rèn luyện để sau này sản phẩm của họ làm ra sẽ không có sản phẩm hỏng. Chính cái chuyện thừa giáo viên này đã đẻ ra biết bao hoàn cảnh chớ trêu. Thậm chí có chị em bỏ ra khoản tiền rất lớn để quà cáp, lo lắng để được đi dạy, để mong sao nâng cao tay nghề hy vọng một ngày nào đó được sống vì nghề. Vậy nhưng, cái văn bản 1020/ubnd-nv ngày 19/7/2018 của UBND huyện Thanh Oai đã phá đi tất cả mọi ước mơ nhỏ bé của họ. Với 4 năm học tiêu tốn bao nhiêu tiền của công sức, cống hiến 20 năm tuổi trẻ, các thầy cô giáo giờ đây biết làm cái gì để mưu sinh? Các vị có còn chút tình người nào không? Đọc văn bản đó, các vị đá một quả bóng vào chân các vị hiệu trưởng trong tay không có một đồng xu ngân sách. Vậy họ lấy gì nuôi nhau? Không nuôi nhau được thì chỉ còn có mỗi một câu là: Các anh các chị hết sức thông cảm cho chúng tôi nhé, chúng tôi cũng đã hết cách. Vậy ai phải chịu trách nhiệm về sự tốn kém của hơn 500 gia đình khi đã phải bỏ tiền ra nuôi con người ta ăn học để các vị sử dụng 20 năm với giá rẻ mạt, rẻ hơn cả một người làm công việc đơn giản nhất. Ai phải chịu trách nhiệm với thời gian bằng 1/3 đời người của hơn 500 thầy cô? Giờ đây trong số hơn 500 thầy cô, người nhiều tuổi nhất cũng đã 45 tuổi. Hơn thế nữa, vụ bổ nhiệm thừa hàng chục hiệu phó của các nhà trường được báo chí phanh phui năm 2017, các vị xử lý đến đâu rồi? Tại sao ký hợp đồng cho thật nhiều để giờ đổi tại dôi dư và chấm dứt.”…

a1

Văn bản số 1020/UBND - NV của UBND huyện Thanh Oai

 Qua nội dung trên, có thể thấy khát khao được đứng trên bục giảng, được hết lòng về sự nghiệp sư phạm của cá nhân cô M. cũng như đông đảo những giáo viên ngoài biên chế của huyện Thanh Oai nói riêng và cả nước nói chung. Thiết nghĩ giáo viên cũng là 1 nghề để sống, là công việc góp ích cho xã hội, nhưng dù nhiều dù ít, cũng mang lại thu nhập cho cá nhân và gia đình những người làm công tác sư phạm. Chợt nhớ tới trường hợp cô thủ khoa “chăn lợn” tại Hà Giang. Phải gác bỏ mơ ước cháy bỏng đứng trên giảng đường để mưu cầu cuộc sống, chua xót thay 1 tấm gương hiếu học, 1 sinh viên xuất sắc không có được công việc đúng chuyên môn đã được đào tạo bằng chính nguồn ngân sách. Vậy nhưng, vì không được nhận vào ngành, em đã phải xoay sở tìm một công việc khác để lo cho cuộc sống của mình, giúp đỡ gia đình. Còn ở đây, với những thầy cô đã nhiều năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, họ có và còn có thể làm được gì, bắt đầu cuộc sống với công việc ra sao. Câu trả lời có lẽ để cho những người có trách nhiệm và chính UBND huyện Thanh Oai lên tiếng.

Sở Hữu Trí Tuệ điện tử sẽ thông tin đến bạn đọc.

Bắc Hiệp – Phạm Tài.

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 1 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Tại Tọa đàm Luật Sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành, Luật sư Nguyễn Thị Thu Hà (Vision & Associates) - thành viên của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã mang tới nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống pháp luật về xác nhận quyền đối với nhãn hiệu.