SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Hãng sản xuất túi khí ôtô lớn nhất thế giới Takata nộp đơn xin bảo hộ phá sản

14:00, 26/06/2017
(SHTT) - Nguyên nhân dẫn đến việcTakata phá sản được cho là do sức ép nợ nần quá lớn từ việc phải thu hồi hàng triệu túi khí ôtô sau khi túi khí do hãng sản xuất bị cho là có liên quan tới nhiều cái chết của người dùng ôtô.
takata

Hãng sản xuất túi khí ôtô lớn nhất thế giới Takata nộp đơn xin bảo hộ phá sản 

Công ty sản xuất túi khí ôtô Takata của Nhật Bản ngày 26/6 đã nộp đơn xin bảo hộ phá sản, được biết đây là vụ sụp đổ doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất của đất nước mặt trời mọc kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. 

Nguyên nhân dẫn đến việcTakata phá sản được cho là do sức ép nợ nần quá lớn từ việc phải thu hồi hàng triệu túi khí ôtô sau khi túi khí do hãng sản xuất bị cho là có liên quan tới nhiều cái chết của người dùng ôtô.Theo hãng tin Bloomberg.

Theo Chương 11 Luật Phá sản của Mỹ, Takata có số nghĩa vụ nợ hơn 10 tỷ USD, bao gồm tiền bồi thường cho các hãng sản xuất ôtô Honda, Toyota, và người tiêu dùng thực hiện các vụ kiện tập thể đối với công ty.

Theo đó, Takata sẽ được bán lại cho công ty sản xuất túi khí Key Safety Systems (KSS) của Mỹ. KSS nhất trí mua lại Takata với giá 1,6 tỷ USD. Sau vụ mua lại, KSS dự kiến sẽ giữ nguyên nhân viên của Takata trên toàn cầu và đưa công ty này hoàn tất quy trình phá sản vào cuối quý 1/2018.

Khủng hoảng túi khí Takata được coi là sự kiện lớn nhất trong lịch sử ngành công nghiệp xe hơi khi nó ảnh hưởng tới trên 100 triệu xe, Tổng cộng 19 hãng xe khác nhau phải triệu hồi xe, từ những thương hiệu "nhỏ" như Ferrari cho tới "gã khổng lồ" Toyota. Honda có mối quan hệ rộng nhất với Takata và phần lớn xe được sửa túi khí kể từ năm 2008 khi rắc rối bắt đầu nảy sinh. Riêng khối nợ của Takata với các hãng xe ôtô lớn đã lên tới 850 triệu USD, là một phần của thỏa thuận đạt được hồi đầu năm. Ngoài ra, Takata cũng đã đồng ý nộp 25 triệu USD tiền phạt và thanh toán 125 triệu USD bồi thường cho các nạn nhân.

Rất nhiều nhà sản xuất ô tô lớn trên toàn cầu lo ngại việc Takata nộp đơn phá sản mà không đạt được thỏa thuận nào sẽ gây gián đoạn việc sản xuất lô hàng thay thế những túi khí lỗi. Hơn 65% trong số 46,2 triệu túi khí có vấn đề đã bị triệu hồi tại Mỹ vẫn chưa được thay thế.

Giới phân tích cho rằng công ty mua lại Takata sẽ gặp nhiều thách thức, bởi Takata đã lỗ ròng 3 năm liên tiếp, dù chưa tính tới toàn bộ chi phí sửa lỗi túi khí mà hiện công ty vẫn chưa hoàn trả hết.

PV (t/h)

Tin khác

Kinh tế 1 giờ trước
(SHTT) - Ford cho biết quý đầu năm 2024, họ bán được 10.000 xe điện, giảm 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kinh tế 19 giờ trước
(SHTT) - Trong khuôn khổ diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam 2024 (VOBF 2024) diễn ra tại Hà Nội sáng 25/4, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã công bố Báo cáo chỉ số thương mại điện tử (EBI) 2024, với nhiều thông tin và con số đáng chú ý.
Kinh tế 19 giờ trước
(SHTT) - Hôm nay (ngày 25/4), giá xăng trong nước đã được Bộ Công Thương - Bộ Tài chính điều chỉnh giảm. Mỗi lít xăng RON 95 giảm 320 đồng, làm giảm giá bán xuống dưới mức 25.000 đồng/lít.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.