SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Hàng không truyền thống ở Thái Lan bị canh tranh như thế nào?

14:00, 27/06/2018
(SHTT) - Tại Thái Lan, các hãng hàng không truyền thống từ lâu đã phải đối mặt với cuộc cạnh tranh từ các đối thủ hàng không chi phí thấp.

 Hàng không giá rẻ áp đảo hàng không truyền thống

Thái Lan có thể nói là một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh và năng động nhất khu vực châu Á Thái Bình Dương, đồng thời đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất khu vực khi hiện có tới 38 doanh nghiệp khai thác các đường bay nội địa, nhưng chỉ riêng 4 hãng hàng không là Thai AirAsia, Nok Air, Thai Airways và Bangkok Airways đã chiếm hơn một nửa hoạt động hàng không của nước này.

hangkhongthai

Hàng không giá rẻ thống trị thị trường Thái Lan. Ảnh: ZIng.vn 

Đáng chú ý, bốn trong năm cái tên dẫn đầu thị trường nội địa Thái Lan là hãng hàng không chi phí thấp, với tổng thị phần lên tới 88%. Đó là Thai AirAsia với 29,5%, tiếp sau là Nok Air với 20,3%, Thai Lion Air với 18,7%, Bangkok Airways với 11% và Thai Smile với 10,5%. Trong khi đó, hãng hàng không Quốc gia Thai Airways do Bộ Tài chính Thái Lan nắm giữ 51% cổ phần chỉ chiếm thị phần nội địa khiêm tốn ở mức 9,1%.

Không chỉ áp đảo hàng không truyền thống về thị phần, các hãng hàng không giá rẻ còn có kết quả kinh doanh khởi sắc. Sự lớn mạnh và trưởng thành của các hãng hàng không chi phí thấp có thể thấy ngày càng rõ nét, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển như Thái Lan. Câu chuyện về hãng hàng không Thai Airways và Thai AirAsia là một ví dụ.

Những doanh nghiệp kinh doanh hàng không truyền thống như Thai Airways phải dựa vào nguồn vốn vay để mua máy bay nhưng các chi phí khác không được tiết kiệm triệt để. Tổng nợ của Thai Airways đến 31/12/2016 lên đến 249,5 tỷ bath, hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lên tới 7 lần. Vốn hóa thị trường khoảng 1,4 triệu USD.

Trong khi đó, với hãng hàng không tư nhân chi phí thấp Thai AirAsia thì câu chuyện lại sáng sủa hơn nhiều khi tổng doạnh thu lên tới 32,4 tỷ baht (934 triệu USD) và lợi nhuận ròng năm ngoái là 3,4 tỷ baht (98 triệu USD), tăng 71% so với năm 2015. Giá trị niêm yết 51% công ty tại thị trường Bangkok là 914,28 triệu USD (tại ngày 22/6), tương đương với việc giá trị công ty là 1,8 tỷ USD.

Hàng không giá rẻ ưu việt hơn?

Yếu điểm của các hãng hàng không truyền thống vẫn luôn nằm ở việc không thể tối ưu hóa bộ máy vận hành. Các hãng này dựa nhiều vào nguồn vốn vay để mua máy bay trong khi các chi phí khác không được tiết kiệm triệt để.

Trong khi có doanh thu lớn gấp 4 lần Thai AirAsia, Thai Airways vẫn chật vật để sinh lời. Doanh thu 181 tỷ baht chỉ có thể sản sinh ra 47 triệu baht lợi nhuận, một hiệu suất rất thấp.

Bloomberg từng trích lời một chuyên gia khẳng định "đội bay của Thai Airways đang cũ kỹ, thiếu hiệu quả và tốn kém".

Lợi nhuận không nhiều, lại thường xuyên phải trả lãi vay, các hãng bay truyền thống như Thai Airways khó có kết quả kinh doanh ấn tượng. Chính hãng này cũng phải thành lập một hãng hàng không giá rẻ khác để "thích nghi" bên cạnh nhiệm vụ gánh vác trọng trách của một hãng hàng không quốc gia.

Thai Smile, hãng bay giá rẻ được thành lập bởi Thai Airways, ra đời với nhiệm vụ duy nhất là đảo ngược tình hình tại những đường bay đang không thể sinh lời của công ty mẹ. Hãng này đặt mục tiêu doanh thu năm 2017 là khoảng 10 tỷ baht.

Dù Thai Smile đang có kết quả kinh doanh khả quan hơn so với Thai Airways, không thể khẳng định rằng mô hình hàng không giá rẻ là vượt trội hơn.

Trong năm 2016, theo số liệu của New Airport Insider, có ít hơn 5 hãng giá rẻ trong khu vực Đông Nam Á hiện sinh lời trong tổng số khoảng 24 hãng. Với các hãng hàng không truyền thống, con số này là khoảng 10 hãng trong tổng số 40 hãng. Tỷ lệ này chênh lệch không nhiều giữa hai mô hình kinh doanh hàng không.

Ngày nay, xu hướng đi lại của người dân ngày càng tăng, đặc biệt là các điểm bùng nổ về du lịch đang mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho ngành hàng không. Tuy nhiên miếng bánh không chia đều cho tất cả. Để có thể gia tăng thị phần, các hãng hàng không phải cạnh tranh bằng dịch vụ và thoả mãn được đại đa số khách hàng, cả về trải nghiệm bay, chi phí, mở rộng các điểm đến…

“Thời đại độc quyền bay của các hãng hàng không truyền thống không còn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của mô hình hàng không chi phí thấp là xu hướng phổ biến trong khu vực và trên thế giới. Và thực tế lợi nhuận kéo theo giá cổ phiếu của các hãng hàng không giá rẻ thường cao hơn hàng không truyền thống” – một chuyên gia đánh giá.

Kim Dung (t/h)

Tin khác

Kinh tế 17 giờ trước
(SHTT) - Các ngành chức năng, địa phương cùng các doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã “chung sức đồng lòng” gia tăng thêm nhiều biện pháp thiết thực nhằm tạo chuyển biến về nhận thức của người dân trong việc ưu tiên mua sắm, tiêu thụ hàng Việt.
Thương hiệu 2 ngày trước
(SHTT) - Nhằm tri ân khách hàng cũng như chào đón Đại lễ lớn 30/4-1/5, Hyundai Lê Văn Lương gửi tới khách hàng chương trình khuyến mãi với những ưu đãi cực hấp dẫn cho quý khách hàng.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Mua bán online lên ngôi, nhiều chợ truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội không còn cảnh khách mua hàng nhộn nhịp, sầm uất như trước. Thay vào đó, nhiều gian hàng đã đóng cửa, những tiểu thương còn lại cố gắng “gồng lỗ” để duy trì buôn bán dù ế ẩm.
Kinh tế 6 ngày trước
(SHTT) - Tại buổi tọa đàm "Kết nối chuỗi cung ứng hàng hóa quốc tế 2024" do Vụ Thị trường châu Âu - Mỹ (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 12/4, ở TP HCM, Tổng giám đốc Công ty TNHH AEON Topvalu Việt Nam chia sẻ Chuối tươi hàng Việt phủ 100% tại chuỗi siêu thị AEON Hong Kong.
Kinh tế 1 tuần trước
(SHTT) - Quý I/2024 hoạt động thương mại, dịch vụ (TMDV) trên địa bàn tỉnh diễn ra sôi động, hàng hóa dồi dào, đa dạng... Các doanh nghiệp, nhà phân phối đã tổ chức đa dạng các giải pháp kích cầu thông qua các hội chợ, triển lãm, khuyến mại để tăng sức mua bán.