SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 19/04/2024
  • Click để copy

Hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc nhưng dán "Made in Vietnam" sẽ bị xử phạt thế nào?

14:00, 27/10/2017
(SHTT) - Sự việc Khải Silk lên tiếng xin lỗi, thừa nhận bán lụa “made in China” đã làm người tiêu dùng không khỏi hoang mang trong những ngày gần đây. Câu hỏi được nhiều người đặt ra là hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc nhưng dán "Made in Vietnam" sẽ bị xử phạt thế nào?

Theo ANTĐ, Thời gian qua, một số cá nhân, đơn vị nhập khẩu sản phẩm “Made in China” song lại bán với thương hiệu Việt đã khiến người tiêu dùng cảm thấy bị lừa dối. 

Dưới góc độ pháp lý, người thực hiện hành vi này đã vi phạm pháp luật hiện hành. Bởi, theo Điều 8, Nghị định 185/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 124/2015/NĐ-CP) - “hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa” sẽ bị coi là hàng giả. 

Ngoài ra, khoản 1, Điều 3, Nghị định 19/2006/NĐ-CP quy định, xuất xứ hàng hóa là “nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa đó”.

Điều 15, Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về ghi nhãn hàng hóa cũng nêu rõ: “Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định và ghi xuất xứ đối với hàng hóa của mình nhưng phải bảo đảm trung thực, chính xác, tuân thủ quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết” và “Cách ghi xuất xứ hàng hóa được quy định như sau: Ghi cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” kèm tên nước hoặc vùng lãnh thổ sản xuất hàng hóa đó”.

Cũng theo ANTĐ, trong trường hợp sản phẩm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu về Việt Nam là sản phẩm đã được sản xuất ra toàn bộ hoặc thực hiện công việc chế biến cơ bản cuối cùng tại Trung Quốc, thì hàng hóa này phải được coi là có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc. Việc thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng, đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác sẽ không được coi là làm thay đổi nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa theo Điều 9, Nghị định 19/2006/NĐ-CP. 

Nếu tổ chức, cá nhân bán hàng hóa mà trên bao bì hàng hóa hoặc nhãn hàng hóa có chỉ dẫn “Made in Vietnam” trong khi hàng hóa thực chất là “Made in China” thì hành vi này bị coi là buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Trong trường hợp nếu hành vi đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, người thực hiện hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”. Theo đó, mức hình phạt cao nhất của tội này lên đến 15 năm nếu hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên. 

Dưới góc độ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức, cá nhân bán hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại “nhập nhèm” là hàng sản xuất tại Việt Nam, có thể bị coi là hành vi “Che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng theo quy định” và có thể bị phạt ở mức từ 10-20 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm hoặc gấp đôi đối với tổ chức vi phạm. Trường hợp hành vi trên gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng thì có thể bị xem xét để xử lý về tội “Lừa dối khách hàng”.  

bo_cong_thuong_vao_cuoc_vu_khaisilk_ban_khan_lua_made_in_china_74519_2fc5a87f3752366c412cc69ecf1a97a4_bo-cong-thuong-vao-cuoc-vu-khaisilk-ban-khan-lua-made-in-china-30-nam_resize

Hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc nhưng dán "Made in Vietnam" sẽ bị xử phạt thế nào? 

Khải Silk lên tiếng xin lỗi, thừa nhận bán lụa “made in China”

Những ngày qua, câu chuyện về thương hiệu khăn lụa Khaisilk đang nhận được sự quan tâm lớn của người tiêu dùng. Và sau lùm xùm gây nhiều tranh cãi về việc khăn lụa của Khaisil vừa có mác "Made in China", vừa có mác "Made in Vietnam" thì mới đây vị doanh nhân nổi tiếng, người đứng đầu doanh nghiệp lụa tơ tằm này đã chính thức lên tiếng, thừa nhận về nguồn gốc "Made in China" của chiếc khăn đồng thời cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng.

Doanh nhân Hoàng Khải nhìn nhận gay bây giờ và sắp tới đây, thương hiệu Khaisilk sẽ bị khủng hoảng, và có thể phải khó khăn trong một thời gian.

Theo thông tin được đăng tải trên Zing.vn, doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận: 

"Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn Khaisilk…

Khi mở rộng ra nhiều lĩnh vực và vùng miền, khả năng quản lý doanh nghiệp của tôi còn hạn chế. Tôi đã không bao quát được tất cả lĩnh vực và gần như không để ý nhiều đến mảng kinh doanh lụa nữa, dù đây là sản phẩm làm nên thương hiệu Khaisilk.

Cái sai của tôi là khi thấy các thương hiệu lớn của nước ngoài đặt hàng, may sản phẩm tại Trung Quốc vẫn bán với thương hiệu của họ thì mình có thể đặt hàng may tơ lụa Trung Quốc về bán với thương hiệu Khaisilk mà không làm rõ xuất xứ hàng hóa.

Và sai lầm tôi phải chịu. Tôi không trốn tránh gì trách nhiệm mà đang đối diện với những sai lầm của mình. Tôi cúi đầu xin lỗi khách hàng với tư cách là Chủ tịch tập đoàn.

Tôi cũng muốn những khách hàng nào đã mua sản phẩm của tôi gặp phải trường hợp tương tự, nếu không vừa ý hãy mang đến cửa hàng, chúng tôi sẽ thu hồi lại, bồi thường cho khách.

Thiệt hại bao nhiêu tôi cũng chưa tính tới. Nhưng cái tôi tính tới là tổn hại uy tín thương hiệu, cái này mới quan trọng và lớn hơn tiền bạc rất nhiều...Không thể ngày một ngày hai, có thể mất hàng mấy năm trời để gây dựng lại sự mất mát này, tôi gọi là mất mát đau đớn. Cũng do cách hiểu và bán hàng sai lầm của doanh nghiệp.

Tôi không bao giờ muốn khách hàng nghĩ là chúng tôi đánh lừa họ".

Ông Hoàng Khải cũng cho biết hiện sản phẩm khăn lụa nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn chiếm 50% sản phẩm khăn lụa đang kinh doanh tại các cửa hàng hệ thống Khaisilk. 50% còn lại nhập từ các làng nghề nổi tiếng của Việt Nam, chủ yếu là làng Nha Xá (Hà Nam).

PV (t/h)

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, Bộ môn Sở hữu trí tuệ - Khoa Khoa học Quản lý phối phợp cùng Hội Sở hữu trí tuệ (SHTT) Việt Nam tổ chức tạo đàm “Luật Sở hữu Trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại”.
Pháp luật 1 ngày trước
)SHTT) - Ngày 17/4/2024, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Công an TP. Thanh Hoá vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 đối tượng để phục vụ điều tra.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Trong buổi tọa đàm Luật sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành: Một năm nhìn lại, luật sư Lê Xuân Lộc (TGVN) đã có phần trình bày của mình về những sửa đổi của quyền sở hữu trí tuệ cho đến thực tiễn áp dụng của hệ thống pháp luật này tại Việt Nam.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Công ty Johnson Controls (JCI.N) đã đồng ý trả 750 triệu USD để giải quyết vụ kiện liên quan đến "hóa chất vĩnh viễn" vô cùng độc hại trong bọt chữa cháy do công ty sản xuất.
Pháp luật 2 ngày trước
(SHTT) - Tại Tọa đàm Luật Sở hữu trí tuệ - Từ quá trình sửa đổi đến thực tiễn thi hành, Luật sư Nguyễn Thị Thu Hà (Vision & Associates) - thành viên của Hội Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã mang tới nhiều thông tin hữu ích liên quan đến hệ thống pháp luật về xác nhận quyền đối với nhãn hiệu.