SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Hàng giả đối với mặt hàng FMCG: Những tác hại khó lường

07:52, 28/09/2018
(SHTT) - Thị trường nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) đang phát triển khá sôi động. Tuy nhiên một trong những vấn đề mà thị trường này đang phải đối mặt đó chính là nạn hàng giả, hàng nhái với những tác hại khó lường đối với người tiêu dùng.

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đối với mặt hàng tiêu dùng nhanh

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và hệ thống phân phối được mở rộng đã giúp hàng tiêu dùng nhanh chóng trở thành ngành hàng tăng trưởng mạnh nhất ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể, trong những tháng vừa qua, doanh thu bán lẻ hàng tiêu dùng tiếp tục duy trì tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt nổi bật tại khu vực Thành thị (3 TP) như Hồ Chí Minh +12.8%, Đà Nẵng +12% và Hà Nội +10%. 

Tuy nhiên một trong những vấn đề quan trọng mà thị trường này đang phải đối mặt chính là nạn hàng giả, hàng nhái. Không quá khi nói rằng vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã trở thành một thực trạng nhức nhối, ngày càng tinh vi, tàn phá kinh tế xã hội, phá hoại cạnh tranh công bằng và gây ảnh hưởng xấu đến quyền lợi của các nhà sản xuất,  cũng như người tiêu dùng.

Chị Nguyễn Ngọc Hoa (Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, mới đây dịp 2/9, chị đưa cả nhà về quê, trên đường đi có mua mấy lon Red Bull cho con trai. Khi về đến nhà, em ruột chị Hoa nhìn thấy cháu cầm lon nước và soi lên thì hóa ra là mua phải hàng giả. “Nhìn hình thức bên ngoài khá là giống, tên cũng là Red Bull chỉ có điều sản phẩm thật lại có màu đậm hơn và ở phần kí hiệu, thay vì kí hiệu barcode của sản phẩm chính hãng lại là dòng chữ “TBC” . “Với những thủ thuật như thế người tiêu dùng nếu không tinh mắt thì khó có thể nhận ra”, chị Hoa cho biết.  Điều làm chị Hoa lo lắng là lúc phát hiện ra thì cậu con trai của chị đã uống hết gần hết lon nước và kêu đau bụng.

Câu chuyện của chị Hoa khá phổ biến. Trả lời báo chí bên lề Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm của lực lượng quản lý thị trường ngày 2/8, ông Trần Hùng (Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường - Bộ Công Thương) thừa nhận tình trạng "cái gì cũng có thể làm giả". Ông cho biết, hiện hàng giả bày bán hầu như công khai, tuồn vào trong những hệ thống bán lẻ uy tín, và biến mất rất khó truy xuất. Với chức năng kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường, Cục quản lý thị trường đã và đang hết sức cố gắng để giải quyết vấn nạn này.

nuoc giai khat

 Một cơ sở sản xuất nước ngọt giả tại Bình Chánh, TP.HCM khi bị các cơ quan chức năng kiểm tra đã phát hiện đã hoạt động được 10 năm và sản xuất tới 8 nhãn hiệu, cung cấp ra thị trường ít nhất 1.000 lít/ ngày, chủ yếu tại các tỉnh miền Tây.

Nước giải khát nằm trong nhóm sản phẩm bị làm giả, làm nhái nhiều

Thị trường nước giải khát hiện nay có hàng trăm loại nước giải khát nội và nhập khẩu được bày bán ở khắp nơi. Số cơ sở sản xuất nước uống đóng chai tăng nhanh theo nhu cầu người dân. Tuy nhiên bên cạnh sự nở rộ của ngành hàng này đang bộc lộ nhiều nỗi lo về hàng giả, hàng nhái. Tình trạng nước ngọt giả lẫn lộn ngày càng nhiều.

C2 bi lam gia 1

Nhiều thương hiệu trà xanh phổ biến bị làm nhái trên thị trường. 

Trước hết là tình trạng làm “nhái” những nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng nhiều. Hãng Lavie phát hiện hơn 100 nhãn hiệu nước uống tinh khiết đang tiêu thụ trên thị trường “nhái” thương hiệu của công ty. Nhiều cơ sở sản xuất chỉ thêm sau chữ Lavie một vài mẫu tự hay cách viết khác đi như Lavis, Leve, Lovea, Leva, Bavie… Hay hãng Aquafina thì có các sản phẩm nhái như Aquafona, Aquanova… thậm chí nhái luôn cả tên chính hãng rồi tung sản phẩm ra thị trường.

Cùng với đó, trên thị trường xuất hiện nhiều loại nước giải khát có hình dáng và mẫu mã giống với các hãng nước ngọt có tiếng như Pepsi ,Cocacola,… được bán tràn lan trên thị trường. Với mẫu chai hoàn toàn giống với STING người sản xuất hàng nhái thay bằng STINGP, STINHP,… thì người không chú ý khó có thể nhận biết. Những sản phẩm này được bán với giá rẻ hơn nhiều so với giá hàng STING thật.

giai khat 2

 Sản phẩm nhái của Sting bị phát hiện trên thị trường

Và những tác hại khó lường…

Đầu tiên, đó chính là tác hại trên sức khoẻ của người tiêu dùng. Các chuyên gia đã từng khuyến cáo nước đóng chai kém chất lượng thường bị nhiễm bẩn, các chỉ tiêu lý hóa, vi sinh và độc chất thường vượt mức cho phép. Cụ thể, các loại nước đóng chai làm nhái nhãn hiệu nước khoáng Lavie thường lấy trực tiếp từ nước giếng khoan mà không qua bất kỳ công đoạn hay hệ thống xử lý nào. Vi khuẩn E. Coli tồn tại trong thành phần nước đóng chai giả sẽ gây ra các bệnh về đường ruột hoặc gây tiêu chảy cho người sử dụng. Không chỉ có vậy, các nguyên tố kim loại nặng như chì, thủy ngân tích lũy lâu dài qua quá trình sử dụng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư. Ngoài ra, các loại bình nhựa, chai nhựa kém chất lượng cũng gây ra những mối nguy hại khôn lường cho sức khỏe con người.

Thứ hai, các nhà sản xuất nước ngoài của các sản phẩm có uy tín sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn để đầu tư sản xuất các sản phẩm của họ ở Việt Nam nơi hàng giả càng ngày càng nhiều vì họ không thể bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ cho thương hiệu của họ. Do đó, Việt Nam không chỉ bị giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài mà còn bỏ lỡ việc nắm được các bí quyết kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp nước ngoài.

Thứ ba, nếu nhiều sản phẩm từ Việt Nam bị làm giả, tạo ra một hình ảnh là chất lượng kém, điều này sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia khi đem sản phẩm xuất khẩu, tạo nên những tổn thất cho kim ngạch xuất khẩu, chưa kể điều này cũng làm giảm các cơ hội việc làm và giảm nguồn ngoại tệ. Bởi vì, ngành công nghiệp hàng giả cũng tạo việc làm nhưng những công việc này thường được trả lương thấp, điều kiện làm việc không đạt tiêu chuẩn và đôi khi sử dụng lao động trẻ em.

Vậy các doanh nghiệp, cơ quan quản lí nhà nước, người tiêu dùng đang tìm giải pháp để cùng ngăn ngừa sản phẩm nước giải khát giả, nhái như thế nào, hãy đón đọc những bài tới của sohuutritue.net.vn!

 Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 3 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 4 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 21 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.