SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Hà Nội: Chương trình nước sạch - vệ sinh môi trường nông thôn và những hiệu quả bước đầu

14:07, 30/05/2017
(SHTT) - Hà Nội là một trong 8 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng triển khai Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn dựa trên kết quả đầu ra (gọi tắt là PforR) từ vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB).

Sau gần 3 năm triển khai đến nay Hà Nội đã đưa vào vận hành 3/7 công trình cấp nước tập trung, bước đầu đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch, cải thiện điều kiện sống dân sinh và hoàn thành các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

PforR là chương trình được thực hiện thí điểm lần đầu tiên ở Việt Nam từ năm 2013 đến năm 2018 trong lĩnh vực nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.

Tại Hà Nội, chương trình sẽ đầu tư xây dựng mới các điểm đấu nối nước hộ gia đình. Trong đó, chỉ tiêu kế hoạch năm 2015 là 7000 điểm đấu nối, năm 2016 là 11.900 điểm đấu nối và năm 2017, 2018 là hơn 18.000 điểm đấu nối mới. Thực hiện cho tổng số 7 công trình cấp nước thuộc các địa phương: Ba Vì, Phúc Thọ, Mỹ Đức, Thanh Oai, Thường Tín, Chương Mỹ và Mê Linh.

nuoc-sach-my-duc

Công trình nước sạch tại xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội 

Đến thời điểm này, Ban QLDA chương trình Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn đang triển khai đầu tư 6/7 dự án sử dụng vốn vay WB, hiện hoàn thành đưa vào sử dụng 3 dự án, gồm các công trình cấp nước: Cổ Đô, Phong Vân (Ba Vì); Hiệp Thuận, Liên Hiệp (Phúc Thọ); Hương Sơn (Mỹ Đức).

Các công trình cấp nước xã Tam Hưng, Thanh Thuỳ (Thanh Oai); xã Liên Phương, Hồng Vân (Thường Tín); xã Trung Hoà, Trường Trường Yên (Chương Mỹ) dự kiến sẽ vận hành trong năm nay. Còn lại công trình cấp nước liên xã Tam Đồng, Thanh Lâm, Đại Thịnh (Mê Linh) sẽ khởi công vào năm 2017.

Những trạm cấp nước tập trung đi vào hoạt động đã đáp ứng được niềm mong mỏi của người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh. Ông Nguyễn Tuấn Anh (xã Hương Sơn - Mỹ Đức) cho biết: “Trước kia, người dân chúng tôi chủ yếu phải dùng nước mương, nước giếng và nước bể trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nước đã được lọc nhưng vẫn không yên tâm, nên chỉ dùng để tắm rửa, còn ăn thì nhà nào cũng phải xây một bể chứa nước mưa dự trữ. Vào mùa khô phải tiết kiệm từng thùng nước ăn. Giờ đây, có trạm cấp nước, chúng tôi rất phấn khởi và yên tâm”.

Công trình cấp nước tập trung tại các xã do Ban QLDA Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn (Sở NN và PTNT Hà Nội) làm chủ đầu tư, với hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước sinh hoạt theo quy chuẩn (định mức 100 lít/người/ngày, đêm), có thể cấp nước cho trên 9.000 người dân các xã và khu vực xung quanh. Những trạm cấp nước khác cũng đã đi vào vận hành, không chỉ cung cấp nước sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, mà còn góp phần đảm bảo về tiêu chí môi trường trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

2_tram-1382

 Một trạm cấp nước sạch trên địa bàn phường Mỹ Đình 2

Ông Nguyễn Xuân Quang, Phó Giám đốc Ban QLDA Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn, cho biết: Các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung có địa bàn thi công trải rộng, theo tuyến, có nhiều vị trí giao cắt với các công trình hạ tầng kỹ thuật khác, như đường bộ, đường sắt, cáp thông tin, đường ống xăng dầu..., cho nên quá trình thi công gặp nhiều vướng mắc liên quan đến GPMB, đã ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện. Đặc biệt, nguồn thu phí sử dụng nước từ các trạm cấp nước thấp không đủ để chi trả lương cho công nhân cũng như mua hoá chất. Do vậy, công tác quản lý sau đầu tư các trạm cấp nước gặp rất nhiều khó khăn.

Để chủ trương cải thiện chất lượng nước và vệ sinh môi trường nông thôn thông qua chương trình đạt hiệu quả cao, trước hết cần có sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện của cấp chính quyền cơ sở. Trong đó, đẩy mạnh công tác truyền thông giúp người dân nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh, giữ gìn môi trường sống; gắn kết và nâng cao trách nhiệm cộng đồng.

PV(t/h)

Tin khác

Tin tức 7 phút trước
(SHTT) - Những năm qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh về tư tưởng, chính trị, tổ chức và hành động.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - 65 bảng Anh (khoảng 2 triệu VNĐ) là con số trung bình mà mỗi công dân Anh bỏ ra hàng tháng để đóng góp cho hoạt động từ thiện trong năm 2023, tăng 40% so với năm trước đó.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác HĐND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2023 và triển khai kế hoạch công tác năm 2024, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định vai trò của Thủ đô trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội.
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 88/KH-UBND về việc tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Tin tức 6 giờ trước
(SHTT) - Ban Thường vụ Thị ủy Nghi Sơn và Ban Thường vụ Thị ủy Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị giữa thị xã Nghi Sơn và thị xã Hoàng Mai đến năm 2025.