SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Gửi tiền ngân hàng: Muốn được bảo vệ quyền lợi khi ngân hàng phá sản là không hợp lý

07:17, 21/11/2017
(SHTT) - Theo Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, anh không kinh doanh nhưng gửi tiền vào ngân hàng để ngân hàng kinh doanh và anh được hưởng lợi từ lãi suất. Khi ngân hàng rủi ro phá sản mà vẫn muốn được bảo vệ quyền lợi là không hợp lý.
giao dich ngan hang
Với mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng như hiện nay thấp hơn nhiều mức người dân gửi tiền vào ngân hàng. Như vậy nếu ngân hàng phá sản lấy tiền ở đâu để bù vào mức chi trả còn thiếu?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng khi giải trình trước Quốc hội đã nêu nguyên tắc trong việc cho phá sản ngân hàng là phải "tránh đổ vỡ và gây mất an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm lợi ích của người gửi tiền, không ảnh hướng đến an ninh tiền tệ quốc gia, trật tự an toàn xã hội".

Để thực hiện được điều này, Chính phủ có thể quyết định áp dụng việc chi trả vượt hạn mức bảo hiểm tiền gửi trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng. Nguồn sử dụng để hỗ trợ chi trả sẽ không dùng ngân sách Nhà nước, theo đúng nghị quyết của Quốc hội, vậy nguồn lực này Nhà nước sẽ lấy từ đâu?

Trao đổi với phóng viên Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, việc Quốc hội thông qua việc cho phá sản ngân hàng là một bước tiến trong quá trình đi lên kinh tế thị trường. Qua đó sẽ không giải quyết dứt điểm được những tổ chức tín dụng yếu kém.

Về vấn đề quyền lợi người gửi tiền ông Bùi Kiến Thành cho rằng không nên suy nghĩ kiểu bao bọc quyền lợi người gửi tiền bởi bản chất người gửi tiền vào ngân hàng được hưởng lãi suất. Anh có tiền anh không kinh doanh nhưng gửi vào ngân hàng để ngân hàng kinh doanh và anh được hưởng lợi từ lãi suất. Khi ngân hàng rủi ro phá sản mà vẫn muốn được bảo vệ quyền lợi là không hợp lý.

buikienthanh
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành

Theo ông Thành, trong luật đã ghi rõ khi phá sản thì chi trả quyền lợi người gửi tiền bằng mức bảo hiểm tiền gửi, cho dù Chính phủ có tiền không nên bù vào.

Theo Bộ Tài chính đến nay nợ công đã chiếm hơn 60%GDP, sát mức trần mà Quốc hội cho phép. Hiện một năm trả lãi nợ công hơn 100.000 tỷ đồng, dự báo đến năm 2020 sẽ chạm mức 250.000 tỷ đồng.

Chưa hết thâm hụt ngân sách đang ở mức cao, Báo cáo vừa công bố của Tổng cục Thống kê cho biết, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2016 thâm hụt ngân sách khoảng gần 192.000 tỷ đồng. Thâm hụt ngân sách 4 tháng đầu năm 2017 là 20.100 tỷ đồng.

Với tình hình tài chính, ngân sách khó khăn như trên ông Thành cho rằng Chính phủ không nên lo lắng việc tìm nguồn tiền bù vào khoản chi trả cho người gửi tiền nếu ngân hàng phá sản. Dù Chính phủ lấy nguồn tiền ở đâu đi chăng nữa cuối cùng người chịu trách nhiệm vẫn là Nhà nước. Khi Nhà nước ôm vào thì cuối cùng vẫn lấy nguồn lực của người dân để trả nợ.

Theo ông Thành khi chấp nhận cho ngân hàng phá sản tức là tuân thủ tính chất thị trường nhưng đây mới là thị trường “nửa vời”. Với cách làm này người gửi tiền sẽ càng ung dung từ đó không có ý thức trong việc lựa chọn tổ chức tài chính tốt, thay vào đó chạy theo lãi suất tiền gửi.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, dự thảo Luật đã được rà soát để bảo đảm đúng chủ trương theo Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, theo đó không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng thương mại hoặc đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế.  

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Luật đã giao Chính phủ quyết định áp dụng biện pháp đặc biệt nhằm bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, trật tự, an toàn xã hội khi xử lý tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Việc chi trả tiền gửi vượt hạn mức, mức chi trả, nguồn chi trả đối với người gửi tiền là cá nhân trong trường hợp phá sản tổ chức tín dụng sẽ tùy thuộc vào tình hình nguồn lực nhà nước theo từng thời kỳ và theo mức độ tác động của từng trường hợp phá sản cụ thể, do vậy không quy định trong luật.

Hoàng Linh

 

Quốc hội đồng ý cho phá sản ngân hàng yếu kém

Quốc hội vừa thông qua Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi theo đó các ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt có thể tiến hành phá sản để tái cơ cấu các TCTD trong hệ thống.

 

Cho phá sản ngân hàng: Bỏ thì thương, vương thì tội

Theo Chuyên gia kinh tế -TS Bùi Trinh, vấn đề cho phá sản ngân hàng ngân hàng yếu kém hiện nay dù lựa chọn như thế nào cũng rất khó bởi tác động rất lớn đến nền tài chính quốc gia.

 

Phải cho phá sản ngân hàng để trị căn bệnh ham lãi suất của người gửi?

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, ngân hàng phá sản là cách tốt nhất để người gửi tiền thức tỉnh giấc mơ làm giàu trên lãi suất huy động, đảm bảo yếu tố thị trường của ngành tài chính.

Tin khác

Kinh tế 21 giờ trước
(SHTT) - Số liệu vừa được Metric - nền tảng số liệu về thương mại điện tử, công bố cho thấy, doanh số bán lẻ trên 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, Tiktok Shop đã cán mốc 71,2 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 78,69% so với quý 1/2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Sau hơn 5 năm triển khai Chương trình OCOP, tỉnh Thanh Hóa đã có 479 sản phẩm OCOP. Thành quả đó đã thúc đẩy kinh tế khu vực nông thôn phát triển.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị 12 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó Thủ tướng yêu cầu tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Kinh tế 2 ngày trước
(SHTT) - Theo The New York Times, Trung Quốc đã lắp đặt nhiều robot nhà máy, có thể sản xuất được mọi thứ trên đời với giá siêu rẻ.
Kinh tế 3 ngày trước
(SHTT) - Lần đầu tiên Gạo Việt Nam đánh bật gạo Thái và Ấn Độ trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore, chiếm hơn 32% thị phần.
Liên kết hữu ích