SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Giải pháp mới: Thiêu xác bằng nước

06:59, 29/10/2017
(SHTT) - Các nhà khoa học đã tìm ra một giải pháp mới giúp cách thức mai táng trở nên thân thiện với môi trường hơn, đó là thiêu xác bằng nước, tức là dùng cách thủy phân kiềm xác chết thay cho việc địa táng hay hỏa táng. Giải pháp mới này nhận được nhiều đánh giá cao.

Theo International Business TimesBang California đưa tin Mỹ vừa thông qua một dự luật nhằm hợp pháp hóa việc người dân lựa chọn hình thức hóa lỏng thi thể, thay vì chôn cất hoặc hỏa táng sau khi chết. Dự luật này được đề xuất bởi Qico, một công ty chuyên về hình thức xử lý xác chết gọi là thiêu xác bằng nước (aquamation) có trụ sở tại thành phố San Diego, Mỹ. Bộ luật sẽ có hiệu lực bắt đầu từ năm 2020.

thieu xac bang nuoc

Thiêu xác bằng nước có nhiều ưu điểm

Có thể thấy, phương pháp xử lý xác chết bằng hình thức chôn cất có nhiều hạn chế. Các chất độc từ quá trình ướp xác có thể rò rỉ vào trong đất gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, nghĩa trang chiếm một diện tích khá lớn và quan tài không dễ phân hủy. Tại một số quốc gia, không gian dành cho người chết đang cạn kiệt dần. Với hỏa táng, phương pháp này đòi hỏi mức nhiệt độ rất cao, khoảng 1.000°C, nên cần một lượng lớn nhiên liệu, thường lấy từ nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, phương pháp này cũng có thể thải các chất độc hại vào bầu khí quyển.

Chính vì vậy phương pháp thiêu xác bằng nước được đưa ra với mục đích giải quyết những nhược điểm của các phương pháp trên. 

Cụ thể, thi thể người sẽ được đưa vào một cỗ máy là khối thép hình chứ nhật, có tên "máy tiêu hóa mô". Khi được ấn nút vận hành, cỗ máy sẽ tính toán trọng lượng thi thể, sau đó xác định lượng nước và kali hydroxit cần thiết. Dung dịch kiềm có độ pH 14, được đun nóng tới 152 độ C nhưng không sôi trong điều kiện nén.

Sau 90 phút phân rã mô, quy trình súc rửa được tiến hành với thời gian tương tự. Sau 3-4 giờ, trên cáng kim loại chỉ còn xương và các vật dụng nhân tạo được cấy vào thi thể người chết trước đó. Hông hay khớp gối kim loại cũng còn nguyên vẹn. Dung dịch kiềm sau khi phân huỷ thi thể sẽ được đưa vào bồn chứa riêng, ngoài tầm nhìn người quan sát.

thieu xac bang nuoc a

 

thieu xac bang nuoc b

 

thieu xac bang nuoc c

 

thieu xac bang nuoc d

 Qúa trình thiêu xác bằng nước

Độ pH của dung dịch sẽ được kiểm tra và điều chỉnh nếu cần thiết, trước khi đưa vào hệ thống cống thải. Đây là hỗn hợp vô trùng gồm amino axit, peptide và không chứa ADN người.

Phần xương cốt của người chết sau khi thủy phân được sấy khô trong khoang đặc biệt, sau đó tán thành bột trắng mịn bằng thiết bị có tên Cremulator.

Như vậy có thể thấy phương pháp thiêu xác bằng nước sử dụng ít năng lượng hơn, giảm lượng khí CO2 thải ra xuống gấp 7 lần với hỏa thiêu. Thủy táng bắt nguồn từ ý tưởng thiêu hủy xác động vật bị dịch bệnh trong môi trường vô trùng.

Hà Lan

Tin khác

Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 13 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 15 giờ trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.
Khoa học Công nghệ 18 giờ trước
(SHTT) - Trong bối cảnh vấn đề bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân đang trở thành đòi hỏi cấp bách, việc triển khai các chuẩn về an toàn thông tin (ATTT) sẽ giúp doanh nghiệp (DN) thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa mạng.
Khoa học Công nghệ 22 giờ trước
(SHTT) - Chủ trì cuộc làm việc về Đề án "Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, định hướng đến năm 2045", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết cần xác định chiến lược ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam để đặt hàng nhiệm vụ đào tạo nhân lực, dự báo chính xác thị trường.