SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 25/04/2024
  • Click để copy

Giải pháp bảo vệ bằng sáng chế của các công ty công nghệ

06:22, 24/02/2017
(SHTT) - Ngành công nghiệp công nghệ cao đang phải đối mặt với nhiều chiêu trò của các doanh nghiệp dùng bằng sáng chế để cạnh tranh không lành mạnh. Những doanh nghiệp này lợi dụng cơ hội kiếm tiền từ việc dùng bằng sáng chế mà họ đã mua lại để kiện các công ty khác.

Hiện nay, những doanh nghiệp dùng bằng sáng chế để cạnh tranh không lành mạnh đã nhúng tay vào hơn 84% các vụ kiện về giấy phép độc quyền nhãn hàng tại Mỹ. Theo một nghiên cứu của Đại học Luật Boston, số lượng những vụ kiện bằng sáng chế trong những năm gần đây đã tăng gấp 6 lần so với năm 1980. Hơn 10.000 công ty đã bị kiện ít nhất một lần và tỷ lệ tăng đều hai con số mỗi năm. Những doanh nghiệp đáng lên án trên đã bòn rút hơn 80 tỷ USD tổng tài sản mỗi năm, làm kiệt quệ tài nguyên có giá trị như những sáng kiến R&D và cải tiến sản phẩm.

patents

Giải pháp bảo vệ bằng sáng chế của các công ty công nghệ 

Vấn đề này không chỉ giới hạn trong các tập đoàn lớn với danh mục đầu tư bằng sáng chế khổng lồ như Apple hay Google. Các doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp (có thể thậm chí không có bằng sáng chế riêng) cũng là những đối tượng dễ bị tổn hại vì họ có ít tài nguyên để cạnh tranh.

Hơn 50% doanh nghiệp đã phải đối mặt với việc cạnh tranh bằng sáng chế không lành mạnh, họ sẽ bị giảm doanh thu ít hơn 10 triệu USD mỗi năm. Chi phí trung bình để bảo vệ một vụ kiện bản quyền là hơn 3,2 triệu USD, do vậy không có gì lạ khi rất nhiều công ty lựa chọn việc thương lượng để không phải ra tòa. Người hưởng lợi lại chính là những đối tượng cạnh tranh không lành mạnh.

Trước đây, các doanh nghiệp thường dùng cách thương lượng bằng tiền để nhanh chóng tránh khỏi những rắc rối về bằng sáng chế nhưng gần đây, các công ty công nghệ đã tìm ra những cách thông minh hơn để ngăn các vụ kiện.

Ở Mỹ, hiện nay các công ty công nghệ không thể ngồi yên chờ chính phủ ban hành luật bảo vệ để chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh về bằng sáng chế. Đây là lý do tại sao các công ty lớn như Slack, Google, Canon, Red Hat, Uber và các công ty khởi nghiệp như Plaid, Sipree, Tap.tl, CoinUp đang dẫn đầu các giải pháp.

Muốn có giải pháp phải dựa vào cộng đồng

Ngày càng nhiều các doanh nghiệp liên kết với nhau để tìm giải pháp hiệu quả cho vấn đề cạnh tranh bằng sáng chế.

OIN (Open Innovation Network) là một ví dụ. Tổ chức này hoạt động trong cộng đồng mở, cấp phép chéo bằng sáng chế để bảo vệ các công ty đang phải chống lại vụ kiện. Một ví dụ khác là mạng lưới LOT, một cộng đồng phi lợi nhuận. Hơn 80% bằng sáng chế bị khiếu kiện được mua lại từ các công ty, thông qua các sự kiện như phá sản, M & A (mua bán và sáp nhập), hoặc công ty đang tìm kiếm thêm một nguồn thu nhập.

Các thành viên LOT đồng ý rằng nếu một trong các bằng sáng chế của họ bị đem ra cạnh tranh không lành mạnh, các thành viên khác sẽ có được một giấy phép miễn phí. Điều này là động lực cho các công ty thành viên mạnh dạn chống lại những vụ kiện bằng sáng chế. Đồng thời, mạng lưới LOT không ảnh hưởng đến việc sử dụng truyền thống của bằng sáng chế như mua, bán, hoặc thậm chí khởi kiện công ty khác.

Mỗi tổ chức có những cách giải quyết từ nhiều góc độ khác nhau, sẽ tạo ra một cộng đồng chủ động đẩy lùi việc cạnh tranh không lành mạnh bằng sáng chế. Đó là những chiến lược kinh doanh dẫn đầu, sẽ có tác động lớn đến việc khắc phục các vụ kiện bằng sáng chế phù phiếm.

Phạm Thiện

Tin khác

Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ghi nhận sự gia tăng đáng kể về số lượng đơn đăng ký sáng chế của chủ thể trong nước. Theo các chuyên gia, để thúc đẩy động lực sáng chế và đổi mới sáng tạo, chúng ta sẽ cần sự đổi mới trong cách tiếp về sở hữu trí tuệ.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - LG Energy Solution (LGES), nhà sản xuất pin EV lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau CATL của Trung Quốc, mới đây đã có động thái nhằm cảnh báo hoặc thậm chí kiện những trường hợp nghi ngờ vi phạm bằng sáng chế của mình.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.
Tài sản trí tuệ 9 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Văn phòng Bằng sáng chế và Thương hiệu Mỹ đã chính thức cấp cho Apple tổng cộng 46 bằng sáng chế. Nổi bật nhất trong số đó là sản phẩm kính thông minh.
Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.