SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Dự án khởi nghiệp cấy tạng lợn vào người thu hút tiền đầu tư lớn

16:20, 20/03/2017
(SHTT) - Dự án khởi nghiệp cấy tạng bằng cách biến đổi nội tạng lợn cho phù hợp với cơ thể người nhờ công cụ chỉnh sửa gene CRISPR của công ty Egenesis đang gây nhiều tranh cãi. Tuy vậy dự án khởi nghiệp này vẫn đang thu hút số tiền đầu tư lớn.

Được biết người sáng lập nên công ty Egenesis là hai nhà nghiên cứu di truyền học George Church và Luhan Yang. Công ty này được đi vào hoạt động từ năm 2015.

Sau khi nghiên cứu, 2 nhà khoa học đã dùng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR (nhóm các đoạn ngắn đối xứng lặp lại thường xuyên - clustered regularly interspaced short palindromic repeats - phương pháp cho phép các nhà khoa học cắt và dán các phần ADN cụ thể) để biến đổi, làm tạng lợn có thể cấy ghép vào cơ thể người và tiến hành triển khai dự án cấy tạng.

du an khoi nghiep cay tang a

 Dự án khởi nghiệp cấy tạng lợn vào người thu hút tiền đầu tư lớn

Trước khi cấy vào cơ thể người, các nhà khoa học cũng đã loại bỏ một số gene gây bệnh trên lợn hoặc những gene khiến cơ thể người từ chối tạng.

Theo những người đứng đầu ở công ty thì từ khi lên kế hoạch triển khai dự án, Egenesis đã thu hút được số tiền đầu tư lớn. Mới đây nhất, công ty này đã thu hút được 38 triệu USD tiền đầu tư từ nhiều quỹ như Biomatics Capital, ARCH Venture Partners, Khosla Ventures, Alta Partners, Alexandria Equities... để tiến hành dự án cấy tạng.

Nếu dự án này thành công thì những chú lợn sẽ là nguồn tạng bổ sung cho lượng tạng ghép đang thiếu hụt nghiêm trọng. 

Theo số lượng ghi nhận được từ Cơ quan Quản lý Nguồn lực và Y tế Mỹ thì hiện tại có hơn 118.000 người ở Mỹ đang trong danh sách chờ đợi để cấy ghép nội tạng. Vào năm 2016, có tới 33.500 ca cấy ghép, nhưng ước tính có khoảng 22 người chết mỗi ngày vì không chờ đợi được tạng. 

Mặc dù được xem là giải pháp cho sự thiếu hụt trên nhưng dự án này vẫn đang gây nhiều tranh cãi bởi trước đây nhiều nhà nghiên cứu từng theo lĩnh vực này đã từ bỏ vào những năm 1990. Việc cấy ghép dị chủng có thể phải đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là lợn mang gene mã hóa với virus có thể truyền bệnh sang người và miễn dịch học.

du an khoi nghiep cay tang

 Công ty Egenesis đang tiến hành nuôi lợn biến đổi gene để thực hiện nghiên cứu. Ảnh: Chiangrai Times

Về phía nhà nghiên cứu Luhan Yang thì cho hay kỹ thuật CRISPR sẽ giúp giải quyết những vấn đề "không thể vượt qua trước đây. Chúng tôi nghĩ rằng sự tiến bộ của việc chỉnh sửa gene có thể giúp giải quyết cả hai vấn đề này".

Hiện tại công ty Egenesis đang trong giai đoạn nuôi lợn. Bước đầu, họ tiến hành biến đổi gene tế bào lợn, sau đó họ nhân bản và nuôi lợn lớn lên. Khi đến thời điểm chín muồi thu thành quả, công ty sẽ kiểm tra lợn để đảm bảo các cơ quan tạng an toàn. Sau đó, họ đưa các cơ quan lợn đạt chuẩn này vào thử nghiệm lâm sàng.

PV

Tin khác

Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - VASA-1, công cụ AI mới của Microsoft, có thể chuyển đổi ảnh chân dung thành video nói hoặc hát với âm thanh cho trước một cách chân thực.
Khoa học Công nghệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 23 giờ trước
(SHTT) - Xây dựng các cánh đồng rau an toàn là giải pháp quan trọng để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho người dân. Bởi vậy, trong những năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người dân phát triển những cánh đồng rau an toàn.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây các nhà khoa học đã có thành tựu mang tính “cách mạng” với sự ra đời của “Máy ảnh thơ”, một thiết bị không chỉ hỗ trợ AI, mà còn là một công cụ biến những bức ảnh bình thường thành những bài thơ đầy cảm xúc.