SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Diễn đàn bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc 2017: Bài học về chuyện thu phí tác quyền

11:00, 02/10/2017
(SHTT) - Tại diễn đàn bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc 2017 vừa được diễn ra, đại diện 2 nước đã có những chia sẻ kinh nghiệm quý báu trong hoạt động bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Và vấn đề được quan tâm hơn cả chính là bài học về chuyện thu phí tác quyền.

Để đẩy mạnh hợp tác giữa 2 nước, Cục bản quyền tác giả Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã tổ chức Diễn đàn bản quyền Hàn Quốc - Việt Nam năm 2017. Mục đích chính của diễn đàn đó là chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc bảo vệ quyền cho các nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Lim Won Son, Chủ tịch Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc khẳng định cả 2 nước đều cần cùng quan tâm đến các vấn đề chính: Thứ nhất là việc xây dựng hệ thống cơ chế, pháp luật liên quan đến bản quyền; sửa đổi, hoàn thiện hệ thống để nâng cao năng lực bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ. Thứ hai, cách mạng công nghệ phát triển từng giờ, từng phút, tác động rất nhiều đến vấn đề bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ, đòi hỏi có sự thay đổi mạnh mẽ về tư duy và chính sách nhằm theo kịp thời đại. Vì vậy, cả Hàn Quốc và Việt Nam đều cần học hỏi kinh nghiệm từ những mô hình, cơ chế, hệ thống về bảo vệ bản quyền và sở hữu trí tuệ của các quốc gia phát triển về lĩnh vực này, xem xét ưu điểm để áp dụng một cách hài hòa, sáng tạo.

dien dan ban quyen viet nam han quoc 2017

 Diễn đàn bản quyền Việt Nam - Hàn Quốc 2017: Bài học về chuyện thu phí tác quyền

Một trong những vấn đề đáng được quan tâm trong diễn đàn chính là vấn đề thu phí tác quyền âm nhạc bởi Hàn Quốc cũng đã phải trải qua cuộc chiến tác quyền cam go và nhiều thử thách không kém gì Việt Nam trong nền công nghiệp âm nhạc hùng mạnh, làn sóng Kpop áp đảo cả châu Á như hiện nay.

Trả lời về vấn đề này, ông Lim Won Son cho biết: “Người phải trả tiền họ không muốn trả, và lại càng không muốn trả nhiều. Chúng tôi mất rất nhiều thời gian để thuyết phục người sử dụng, thậm chí là nâng cao nhận thức của họ về vấn đề bản quyền”.

Chủ tịch Ủy ban Bản quyền tác giả Hàn Quốc cũng nhấn mạnh khó khăn mà nước này cũng như các nước khác đang gặp phải đó là việc thành lập các tổ chức ủy quyền để quản lý việc thu phí. 

Được biết ở Hàn Quốc hiện đã có tới 4 tổ chức quản lý ủy thác ra đời từ rất sớm (sớm nhất năm 1964). Các tổ chức này sẽ bao quát hơn cơ quan Nhà nước bởi số lượng tác phẩm, nghệ sĩ và hoạt động biểu diễn quá lớn.

dien dan ban quyen viet nam han quoc 2017 a

Chuyện thu phí tác quyền ở Hàn Quốc cũng đáng quan tâm

Trong khi đó tại Việt Nam, 2 tổ chức quản lý được ủy thác là VCPMC (ra đời năm 2002) và Hội Bảo vệ quyền nghệ sĩ âm nhạc (APPA) ra đời năm 2016. Tuy nhiên các tổ chức này lại chưa được sự ủng hộ của các nghệ sĩ và chưa thuyết phục được giá trị của việc bảo vệ tác quyền. 

Những khó khăn mà các tổ chức này đang gặp phải, đó là: Hệ thống các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan chưa đủ mạnh, thiếu chuyên nghiệp; hoạt động chưa bảo đảm tính công khai, minh bạch, nhất là việc đàm phán, thỏa thuận cấp phép, thu và phân chia tiền bản quyền; gây ảnh hưởng đến niềm tin của hội viên, tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng và công chúng hưởng thụ.

Ngoài ra, ông Lim Won Son cũng góp ý về việc thu phí bản quyền của VCPMC theo đầu TV tại khách sạn. Theo ông Son: “Việc phát sóng tivi của các kênh truyền hình tại phòng khách sạn sẽ do bên truyền hình thu phí luôn và họ sẽ trả tiền đó cho hiệp hội để phân chia tiền bản quyền cho các nghệ sĩ có liên quan. Trong quy định chung, có quy định trả cho người biểu diễn là 6%, tác giả 10%. Đối với đơn vị kinh doanh nhạc nguồn 44%. Còn lại 40% thuộc về nhà sản xuất”.

Về phía VCPMC, đại diện là ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc khu vực miền Bắc tán thành cách xử lý của phía Hàn Quốc. “Nếu các đơn vị truyền hình cáp ký kết với chúng tôi thì quá tốt. Nó sẽ cực kì minh bạch và sạch sẽ. Trong đầu tôi đã nghĩ đến việc đó rồi, nhưng để làm được là cả một quá trình”.

Hương Mi

Tin khác

Tài sản trí tuệ 4 ngày trước
(SHTT) - Công tác bảo hộ bản quyền tác giả, quyền liên quan là một trong những yếu tố quan trọng để hướng tới xây dựng nền công nghiệp văn hóa phát triển lành mạnh, đủ sức cạnh tranh; đóng góp ngày càng nhiều vào GDP, tạo thêm nhiều việc làm và tăng kim ngạch xuất khẩu của đất nước.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Bà Francesca Gino, người từng là giáo sư Tandon Family về quản trị kinh doanh tại Harvard Business School, đã bị cáo buộc đạo văn và hiện đang nhận sự điều tra từ phía trường học. Vụ việc này đặt ra câu hỏi về tính trung thực trong nghiên cứu học thuật.
Tài sản trí tuệ 5 ngày trước
(SHTT) - Đại diện của các tổ chức dược phẩm quốc tế đã đề nghị bộ trưởng Y tế các nước G20 có những chính sách về bảo vệ sở hữu trí tuệ, bao gồm cho phép chuyển giao công nghệ và hợp tác tự nguyện, cùng nhiều hoạt động khác.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Mới đây, một nghệ sĩ quyết định khởi kiện Shein với cáo buộc thương hiệu này đã vi phạm bản quyền khi sử dụng AI để sao chép tác phẩm của mình.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Cuộc tranh luận pháp lý mới đây xoay quanh việc liệu các tác phẩm do trí tuệ nhân tạo tạo ra có được bảo hộ bản quyền hay không đang tiếp tục thu hút sự tham gia sôi nổi của các chuyên gia tại Mỹ.