SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 04/05/2024
  • Click để copy

Điểm lại những sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2017

06:54, 26/12/2017
(SHTT) - Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức, Tổng thống Pháp Macron đắc cử, Các nước Arab cắt quan hệ với Qatar, Mỹ chính thức tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel, Khủng hoảng chính trị kinh tế Venezuela là 5 trong số những sự kiện thế giới nổi bật nhất năm 2017.

 1. Tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức

don

 

Ngày 20/1, tỷ phú Donald Trump nhậm chức trở thành tổng thống 45 của nước Mỹ sau cuộc bầu đầy gay cấn. Tổng thống Donald Trump bước vào Nhà Trắng với hứa hẹn sẽ thay đổi bộ mặt chính trị nước Mỹ và chuyển quyền lực "trở lại với nhân dân". 

Ông rút Mỹ khỏi hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) chỉ ba ngày sau khi nhậm chức và đe dọa xem xét lại hàng loạt hiệp định song phương. Tiếp đó, ông rút khỏi Hiệp định chống biến đổi khí hậu Paris, làm thế giới thất vọng. Chính sách "xoay trục châu Á" bị Trump bãi bỏ, làm các đồng minh châu Á bối rối. Những lời đe dọa liên tục của Trump với Triều Tiên châm ngòi cuộc ăn miếng trả miếng với Kim Jong-un, gây lo sợ về nguy cơ chiến tranh. Cuối năm, Trump thổi bùng mối thù nhiều năm Israel - Palestine khi bất ngờ tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô nhà nước Do Thái, gây phẫn nộ cho người Hồi giáo.

Kết quả khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố ngày 7/12 cho thấy chỉ 32% người dân Mỹ hài lòng với cách Tổng thống Donald Trump làm việc, 63% không hài lòng, Hill đưa tin.Khảo sát được thực hiện từ ngày 29/11 đến 4/12 qua điện thoại cố định hoặc di động với 1.503 người trưởng thành.

Khảo sát có sai số 2,9%.63% không hài lòng là mức cao nhất từng ghi nhận trong các khảo sát của Pew về ông Trump. Tỷ lệ này hồi tháng 10 là 59%.Tỷ lệ hài lòng với ông Trump trong đảng Cộng hòa và người ủng hộ đảng này giảm từ 84% hồi tháng 2 xuống còn 76%.

Ông chủ Nhà Trắng cũng để mất sự ủng hộ từ các nhóm quan trọng trong 10 tháng qua, trong đó có người Mỹ da trắng. So với những người tiền nhiệm trong cùng thời kỳ, tỷ lệ hài lòng của ông Trump thấp nhất.

2. Tổng thống Pháp Macron đắc cử

DC-b6d46

 

Ông Emmanuel Macron hồi đầu tháng 5 giành chiến thắng áp đảo trước ứng viên cực hữu Marine Le Pen, trở thành tổng thống Pháp trẻ nhất trong lịch sử.

Sau khi nhậm chức, ông cam kết sẽ nỗ lực để xây dựng một Liên minh châu Âu (EU) hiệu quả hơn, dân chủ hơn, mang nhiều tính chính trị hơn vì EU chính là phương tiện giúp cho nước Pháp trở nên hùng mạnh. Ông cũng khẳng định sẽ "cởi trói" cho nền kinh tế Pháp, tuyên bố thị trường lao động sẽ linh hoạt hơn, các điều kiện kinh doanh thuận lợi sẽ được tạo ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.

Đối với các vấn đề trên thế giới, nhà lãnh đạo này tuyên bố sẽ làm mọi thứ cần thiết để chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa độc đoán cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng di cư toàn cầu, đối phó với biến đổi khí hậu.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Macron đã có một số nỗ lực ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ, ông đưa ra các tuyên bố cứng rắn, chỉ trích lãnh đạo một số nước như Mỹ, Nga. Sau đó ông thay đổi chiến thuật, "kết thân" với Tổng thống Mỹ nhằm thuyết phục Washington quay trở lại Hiệp định biến đổi khí hậu Paris. Tuy nhiên đến nay "Tổng thống Pháp vẫn chưa biến những tuyên bố về thúc đẩy tự do và hội nhập quốc tế thành hiện thực", BBC đánh giá.

3. Các nước Arab cắt quan hệ với Qatar

1-c420e

 

Theo tin từ CNBC, Saudi Arabia ngày 5/6 cắt đứt toàn bộ liên lạc trên bộ, trên biển và trên không với Qatar. Ngoài ra, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập cũng tuyên bố không còn giữ quan hệ ngoại giao với nước này. 

Động thái trên đánh dấu bước leo thang mới trong cuộc tranh cãi âm ỉ từ lâu xung quanh việc Qatar ủng hộ Anh em Hồi giáo, phong trào Hồi giáo lâu năm nhất thế giới. Gần đây, căng thẳng giữa các nước trên với Qatar càng gia tăng khi Doha bị cho là ủng hộ Iran - một đối thủ của các nước vùng Vịnh.

Thị trường chứng khoán Qatar mất 15% giá trị, chạm đáy 5 năm, giới đầu tư nước ngoài thoái vốn hàng chục tỷ USD. Người Qatar đối mặt nguy cơ khan hiếm thực phẩm, các gia đình bị ly tán, hàng không bị cấm đoán. Qatar đã phải chi hơn 38 tỷ USD hỗ trợ kinh tế trong hai tháng đầu khủng hoảng. Các nước liên quan ước tính mất hàng tỷ USD vì hoạt động thương mại, đầu tư bị cản trở.

4. Mỹ chính thức tuyên bố Jerusalem là thủ đô của Israel

trump-1512586791881

 

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/12 chính thức công nhận thành phố Jerusalem là thủ đô của Israel, đồng thời tuyên bố kế hoạch rời sứ quán Mỹ tới đây.

Reuters dẫn phát biểu của Tổng thống Trump trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng: "Tôi cho rằng đã đến lúc chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel. Các tổng thống trước kia của Mỹ coi đây là một cam kết trong chiến dịch tranh cử của họ, nhưng cuối cùng không thực hiện được. Giờ đây, tôi sẽ hiện thực hóa nó”.

Ông cũng chỉ đạo Bộ Ngoại giao Mỹ "bắt đầu việc chuẩn bị để chuyển sứ quán Mỹ từ thành phố Tel Aviv tới Jerusalem". Tổng thống Trump giải thích với các phóng viên rằng quyết định này sẽ có lợi nhất cho lợi ích của Mỹ và nỗ lực tìm kiếm hòa bình giữa Israel và Palestine.

Ông Trump cho rằng quyết định này là một "bước đi dài thúc đẩy quá trình hòa bình và hướng tới một thỏa thuận lâu dài."

Quan điểm của chính quyền Trump được đánh giá sẽ đẩy lùi tiến trình hòa bình, gia tăng xung đột ở Trung Đông. Giới chức Palestine kêu gọi một "ngày máu đỏ" để bày tỏ phẫn nộ. Mỹ nhận một đòn ngoại giao nặng nề khi 128 nước bỏ phiếu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc phản đối quyết định của ông Trump.

"Jerusalem có ý nghĩa tôn giáo và tình cảm vô cùng thiêng liêng với tất cả người Do Thái, người Cơ Đốc và người Hồi giáo. Quyết định của Mỹ coi Israel sở hữu toàn bộ Jerusalem là sự khoét sâu hơn vết thương chưa lành và chắc chắn sẽ thổi bùng ngọn lửa bạo lực", tuyên bố của 170 học giả Do Thái của các trường đại học Mỹ viết.

5. Khủng hoảng chính trị kinh tế Venezuela

khung hoang

 

Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro hôm 28/6 xác nhận một chiếc trực thăng do một đặc vụ thuộc Cơ quan tình báo Venezuela điều khiển đã thả hai quả lựu đạn vào tòa án tối cao ở Venezuela.

Rất may lựu đạn đã không phát nổ và không có ai bị thương sau vụ việc.

Vụ tấn công xảy ra khi Tổng thống Venezuela đang có bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình trước các nhà báo tại dinh tổng thống và chỉ vài giờ sau khi ông Maduro cảnh báo sẵn sàng sử dụng vũ khí nếu chính phủ hiện tại bị "các thế lực phi dân chủ" lật đổ.

Các video lan truyền trên mạng xã hội cũng ghi lại được hình ảnh chiếc trực thăng treo tấm biểu ngữ có in dòng chữ "Quyền tự do. Điều 350" bay lượn trên thành phố kèm theo những tiếng nổ lớn.

Vụ việc là đỉnh điểm khủng hoảng âm ỉ tại Venezuela sau 4 năm Tổng thống Nicolas Maduro, xuất thân từ một tài xế taxi, lên lãnh đạo. Lạm phát năm 2017 tăng 800%, đẩy Venezuela vào tình trạng vỡ nợ. Thực phẩm, thuốc men khan hiếm, dịch vụ công đình trệ, tội phạm gia tăng. Chính quyền Tổng thống Maduro không tìm được giải pháp chấm dứt khủng hoảng. Ông bị phe đối lập tố cáo tước quyền lực quốc hội và thay đổi hiến pháp để thâu tóm quyền lực.

Trong khi đó, Tổng thống Maduro gọi đây là "hành động khủng bố" và cho biết chiếc trực thăng sau khi trốn thoát còn bay qua Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp Venezuela.

PV (t/h)

Tin khác

Tin tức 12 giờ trước
(SHTT) - Đó là yêu cầu được Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đưa ra tại phiên họp lần thứ 4 của Tổ công tác về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra vào sáng nay, ngày 3/5.
Tin tức 14 giờ trước
Từ ngày 8 - 11/5/2024, Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu sẽ diễn ra tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP.HCM.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều trị cho bệnh nhân, tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc khiến nhiều người ngộ độc tại Đồng Nai.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ra quyết định thành lập 63 đoàn kiểm tra công tác chỉ đạo, tổ chức coi thi tại 63 tỉnh, thành phố.
Tin tức 16 giờ trước
(SHTT) - Nữ sinh Nghệ An Nguyễn Quỳnh Mây là một trong 30 người trên toàn thế giới nhận được học bổng toàn phần của Đại học Oxford năm 2024, thu hút nhiều sự quan tâm.
Liên kết hữu ích