SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Đăng ký sáng chế trùng nhau, giải quyết như thế nào?

07:15, 27/03/2017
Công ty A đã đăng kí sáng chế cho thiết kế động cơ hút bụi tại Việt Nam, sáng chế đang trong thời hạn bảo hộ. Trên thị trường có sản phẩm giống sáng chế của họ do công ty Đài Loan sản xuất và công ty Thiên Đức nhập khẩu, phân phối độc quyền tại Việt Nam. Vì vậy phải giải quyết thế nào?

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

Luật ở hữu trí tuệ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009 

dang ky sang che trung nhau

 Đăng ký sáng chế trùng nhau, giải quyết như thế nào?

2. Luật sư tư vấn:

Nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu những đối tượng sở hữu công nghiệp, pháp luật các quốc gia có quy định về nguyên tắc ưu tiên như nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file) hoặc nguyên tắc sử dụng đầu tiên (first to use). Việc áp dụng nguyên tắc ưu tiên này không giống nhau ở mỗi quốc gia. Chẳng hạn như, tại Mỹ nguyên tắc ưu tiên được áp dụng là nguyên tắc sử dụng trước (first to use). Việt Nam hiện đang áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên, nộp đơn trước trong việc đăng kí bảo hộ các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp.

Cụ thể theo điều 91, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định về nguyên tắc ưu tiên như sau:Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;

b) Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;

c) Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;

d) Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.

Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.

Như vậy, trường hợp của công ty A (Nhật Bản) đăng ký sáng chế trùng hoặc tương đương nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với công ty Đài Loan sản xuất và công ty Thiên Đức nhập khẩu và phân phối độc quyền dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ (Điều 90 Luật SHTT)

Nếu công ty A Nhật Bản đã nộp đơn đăng ký sáng chế đầu tiên tại Việt Nam hoặc tại các quốc gia là thành viên của Công ước Paris về sở hữu công nghiệp, Hiệp ước hợp tác Patent về bảo hộ sáng chế thì chủ đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho đối tượng đã được nộp trong đơn đầu tiên trong thời hạn nhất định (12 tháng đối với sáng chế và 6 tháng đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu). Nghĩa là trong thời gian kể từ ngày nộp đơn đầu tiên đến ngày nộp đơn tại Việt Nam mà có chủ thể khác nộp đơn xen vào cho cùng đối tượng trong đơn đầu tiên thì đơn của chủ đơn vẫn được coi là có cùng ngày nộp đơn với ngày nộp đơn đầu tiên và được ưu tiên bảo hộ.

Theo luatminhkhue

Tin khác

Tài sản trí tuệ 22 giờ trước
(SHTT) - Trong kinh doanh ngày nay, việc sở hữu trí tuệ (IP) như bằng sáng chế, thương hiệu và bản quyền đang trở nên rất quan trọng và mang lại lợi nhuận không tưởng cho doanh nghiệp.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - BioNTech, công ty dược phẩm đến từ Đức, đồng thời là đối tác của tập đoàn dược phẩm Pfizer (Mỹ), đã nhận được thông báo từ Cơ quan Viện trợ Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) về việc 'nợ' các chi phí liên quan tới vấn đề bản quyền sáng chế vắc xin COVID-19 của họ.
Tài sản trí tuệ 6 ngày trước
(SHTT) - Apple có thể phải đối mặt với một số vấn đề khi mà Huawei Technologies đã đăng ký thương hiệu này vào ba năm trước trên lãnh thổ đại lục.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Thời gian qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Thấu hiểu điều này, các em học sinh đã đưa ra nhiều đề tài sáng chế mang tính ứng dụng cao, đạt giải trong các cuộc thi khoa học kỹ thuật.
Tài sản trí tuệ 1 tuần trước
(SHTT) - Theo thông tin mới được Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) công bố, Huawei tiếp tục là công ty có nhiều bằng sáng chế quốc tế nhất trong năm 2023. Theo sát sau đó là Samsung và Qualcomm.