SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 02/05/2024
  • Click để copy

Đại diện NXB Dân Trí: 'Tôi trân trọng người còn đau đáu với ngôn ngữ dân tộc'

15:13, 30/11/2017
(SHTT) - Không tán đồng cải cách Tiếng Việt nhưng quý người đau đáu với chữ dân tộc là câu trả lời của TS. Phạm Việt Long – Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí, đơn vị phát hành cuốn sách có tác phẩm gây tranh cãi của PGS.TS. Bùi Hiền.
TS. Pham Viet Long
TS. Phạm Việt Long-Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí, đơn vị phát hành cuốn sách có tác phẩm gây phản ứng mạnh trong dư luận của PGS.TS Bùi Hiền.

Công trình nghiên cứu cải tiến chữ viết của PGS.TS. Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) đang gây tranh cãi trong dư luận.

PV Tintucvietnam đã có cuộc trao đổi với TS. Phạm Việt Long – Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí, đơn vị phát hành cuốn sách có đề cập đến nghiên cứu của PGS.TS Bùi Hiền.

Thưa ông, là đơn vị phát hành tác phẩm có nội dung gây tranh cãi của PGS.TS Bùi Hiền, ông nhận định thế nào về đề xuất cải cách tiếng Việt?

TS. Phạm Việt Long: Tác phẩm “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là một trong hàng chục bản tham luận khác. Cuốn sách kỷ yếu này chỉ lưu lại các bản tham luận của một cuộc Hội thảo, không phải là một cuốn sách riêng về công trình của PGS.TS Bùi Hiền. 

Tôi tôn trọng “ý tưởng” của PGS.TS Bùi Hiền. Đây là một nghiên cứu thật đáng quý bởi vì, PGS.TS. Bùi Hiền đã 83 tuổi mà vẫn đau đáu với ngôn ngữ dân tộc, vì thế ông vẫn tự đầu tư công sức làm một công trình khoa học mà không đòi hỏi bất kỳ một sự tài trợ nào.

Khi đồng ý xuất bản bản tham luận về cải cách tiếng Việt, chắc hẳn ông đã tìm hiểu rất kỹ về tác phẩm này. Vậy, ông có đồng tình với việc cải cách chữ Quốc ngữ của nhà ngôn ngữ học hay không?

TS. Phạm Việt Long: Nếu nói là có đồng tình với việc cải cách tiếng việt hay không thì câu trả lời của tôi là không. Tôi thấy việc cải cách này sẽ vô cùng phức tạp. Nó xới tung cách viết tiếng Việt cũ đến nỗi tôi không nhận ra đó là chữ Việt nữa.

Hơn thế nữa, nếu mọi người sử dụng cách viết mới này thì kho di sản tinh thần dưới dạng chữ Quốc ngữ của nước ta sau này, khi mọi người đã quen với cách viết mới, quên cách viết cũ, sẽ trở thành một “ngoại ngữ”. Sẽ lại phải có người dịch, kiểu như dịch chữ Nôm ra quốc ngữ bây giờ…

Nhưng dù thế nào, tôi đánh giá cao tinh thần của PGS. TS. Bùi Hiền bởi ông đã 83 tuổi mà vẫn đau đáu với ngôn ngữ dân tộc.

Không đồng tình với đề xuất của nhà ngôn ngữ học Bùi Hiền, phải chăng ông thấy tiếng Việt đã quá toàn diện? Nhiều năm làm việc ở lĩnh vực xuất bản, ông đánh giá thế nào về chữ Quốc ngữ chúng ta đang sử dụng hiện nay?

TS. Phạm Việt Long: Tôi không muốn bàn sâu về chuyên ngành ngôn ngữ. Những bất cập của cách viết chữ Việt, nhiều nhà khoa học đã đề cập từ lâu rồi. Riêng các bạn trẻ, bạn có thấy là họ đang âm thầm "cải tiến" cách viết không?

Họ thể hiện hàng ngày hàng giờ trên mạng xã hội. Họ còn sửa cả ngôn từ nữa. Ví dụ: Họ giảm bớt một từ trong cụm từ như: Như thế này, thì họ viết là Như này; Năm thứ nhất thì họ viết là Năm nhất... thế rồi, kiểu viết ấy chuyển sang cả báo chí. Có thể, lúc nào đó, nó sẽ trở thành cách viết chính thức.

Nhưng, cũng xuất phát từ ý thức muốn "tinh giản" tiếng Việt, dần dần, nó lan vào đời sống xã hội, chính thức hóa lúc nào không hay.

Dư luận đang có phản ứng rất tiêu cực trước đề xuất cải cách chữ tiếng Việt của nhà ngôn ngữ học Bùi Hiền, nhưng ông lại rất trân trọng những cống hiến đó. Ông đánh giá như thế nào về điều này?

TS. Phạm Việt Long: dư luận cần nhận xét tích cực hơn về công trình nghiên cứu của PGS. TS. Bùi Hiền. Việc tự do nghiên cứu, tự do sáng tạo là quyền của mỗi người và điều đó rất đáng trân trọng. Một lần nữa tôi muốn nhấn mạnh đến những tâm huyết, những trăn trở của một nhà nghiên cứu già với chữ Quốc ngữ. Trong nghiên cứu khoa học không thể có chuyện tất cả các công trình đều thành công nhưng với một công trình nghiên cứu thất bại thì nó vẫn có giá trị cho người đi sau để tránh những sai lầm.

Những phát biểu của PGS. TS. Bùi Hiền trước dư luận, tôi thấy ông là người có bản lĩnh, chừng mực, tôn trọng người khác, lại có vẻ hài hước nữa. Riêng những điều ấy, tôi đã thấy cần học tập ông.

Nhân đây, tôi gửi đến ông lời chúc sức khỏe và bình yên.

Xin cảm ơn ông!

Cù Hiền

 

Tác giả đề xuất cải cách Tiếng Việt: Dư luận phản ứng hơi tiêu cực về nghiên cứu của tôi

“Mặc dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng tôi sẽ làm việc này đến cùng. Tôi sẽ sớm đưa ra công luận khi đã hoàn thiện nó”, PGS. TS Bùi Hiền, tác giả của công trình nghiên cứu cải cách tiếng Việt cho biết.

Tin khác

Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 5 ngày trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 1 tuần trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).