SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 23/04/2024
  • Click để copy

Đặc sản “Nếp Mường Và – Sốp Cộp” của Sơn La được công bố nhãn hiệu

11:00, 30/10/2018
(SHTT) - Mới đây, UBND huyện Sốp Cộp, Sơn La đã tổ chức Lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và – Sốp Cộp” cho sản phẩm gạo nếp tan của địa phương và Lễ hội Mừng cơm mới 2018.

Cục sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 64402/QĐ-SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 305642 cho nhãn hiệu chứng nhận “Nếp Mường Và – Sốp Cộp” cho sản phẩm gạo nếp tan của huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận là gạo nếp tan được sản xuất từ các giống nếp tan Hin, tan Đỏ, tan Nhe. Sản phẩm được sản xuất theo quy trình kỹ thuật do UBND huyện Sốp Cộp ban hành, đáp ứng các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tới dự và phát biểu tại buổi lễ công bố nhãn hiệu chứng nhận, ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La, cho hay: Năm 2009, UBND huyện Sốp Cộp đã phối hợp với Trung tâm giống cây trồng vật nuôi thủy sản tỉnh Sơn La nghiên cứu, phục tráng và đưa vào sản xuất giống nếp tan nhằm nâng cao năng suất trên diện tích canh tác, chất lượng gạo đồng đều, ổn định và thích hợp với điều kiện canh tác trên địa bàn huyện Sốp Cộp, khôi phục lại những điểm quý vốn có của giống là cơ sở dẫn tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nếp tan đặc sản của huyện Sốp Cộp.

son la

 

Việc công bố nhãn hiệu chứng nhận “Nếp tan Mường Và - Sốp Cộp” có ý nghĩa quan trọng, nhằm quảng bá thương hiệu, thu hút các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài tỉnh đến tham quan trao đổi và ký kết hợp đồng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nếp tan Mường Và. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh kết nối với những sản phẩm nông nghiệp đặc sản của huyện và của tỉnh, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đã được bảo hộ hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững.

Được biết, Sốp Cộp là huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới của tỉnh Sơn La với diện tích tự nhiên 147.342ha. Nơi đây có thiên nhiên ưu đãi để phát triển trồng trọt, đặc biệt là cây lúa nếp. Lúa nếp tan là tên gọi tiếng địa phương cho một số giống lúa nếp đang được canh tác phổ biến trên địa bàn huyện Sốp Cộp, gồm: Tan Hin, Tan Đỏ, Tan Nhe, Tan Pụa, Tan Lanh, Tan Lo.

son la 1

 

Trong các giống lúa này, Tan Hin, Tan Nhe, Tan Đỏ là ba giống cho chất lượng ngon nhất và được trồng phổ biến trên địa bàn huyện. Hiện nay, vùng sản xuất lúa nếp tan của huyện Sốp Cộp chủ yếu tập trung trên địa bàn 5 xã: Mường Và, Mường Lạn, Dồm Cang, Púng Bánh, Nậm Lạnh với khoảng 1.000 ha và hàng năm cho sản lượng 5.000 tấn thóc/năm. Lúa nếp tan được trồng một vụ trong năm, kéo dài khoảng 6 tháng, bắt đầu giao mạ vào đầu tháng 5 dương lịch và thu hoạch vào cuối tháng 11 dương lịch hàng năm. Năng suất bình quân lúa nếp tan là 5 tấn/ha với chất lượng tốt.

Đặc trưng của gạo nếp tan Sốp Cộp là có các màu trắng hơn xám, trắng ngà và mùi rất thơm; hạt gạo bóng, có độ dính, mịn và cơm mềm.

Hải Hà (t/h)

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Bắc Ninh đã phối hợp với UBND thị xã Quế Võ tổ chức Lễ công bố Văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chứng nhận “Dưa gang muối Quế Võ”.
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Adidas hiện đang phải đối mặt với sự thẩm vấn gay gắt của tòa phúc thẩm Hoa Kỳ trong nỗ lực khôi phục vụ kiện tuyên bố hãng thời trang Thom Browne đã xâm phạm nhãn hiệu ba sọc mang tính biểu tượng của công ty.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
(SHTT) - Thông qua công tác tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doang vàng trên địa bàn, mới đây, Cục QLTT Thành phố Hồ Chí Minh đã phát hiện thêm số lượng lớn trang sức được bày bán có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
Đội quản lý thị trường số 5 Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa kiểm tra đột xuất 4 hộ kinh doanh phụ tùng xe máy trên địa bàn quận Liên Chiểu, phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính, buộc tiêu hủy toàn bộ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Honda và Yamaha.
Tài sản trí tuệ 2 ngày trước
Cục Quản lý thị trường TP.HCM vừa tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trị giá gần 500 triệu.