SO HUU TRI TUE
Thứ bảy, 20/04/2024
  • Click để copy

Đã có 15 học sinh ngộ độc nghi do trà sữa, cha mẹ lưu ý những điều này

12:33, 09/01/2019
(SHTT) - Tối 8-1, Bệnh viện quận Tân Bình (TP.HCM) đã tiếp nhận 15 học sinh lớp 5 nhập viện cấp cứu với các dấu hiệu nghi ngộ độc do uống trà sữa.

15 học sinh nhập viện

Theo đó, các học sinh Trường Tiểu học Bành Văn Trân có những dấu hiệu đau bụng, nôn ói sau khi uống trà sữa do cô mua đãi trong tiết học buổi chiều cùng ngày. Được biết, những ly trà sữa này được cô giáo mua ở tiệm gần trường. Ngay sau khi có những biểu hiện nghi ngộ độc, 15 học sinh được thầy cô trong trường đưa vào Bệnh viện Quận Tân Bình cấp cứu. Qua thời gian 2 giờ theo dõi, các em đã được xuất viện về nhà theo dõi.

 

Đây không phải những ca ngộ độc đầu tiên do uống trà sữa, mà chuyện đau bụng, nôn ói sau khi sử dụng thức uống vỉa hè này đã xảy ra rất nhiều ở nước ta. Ngoài ra, ở Đài Loan từng có trường hợp một nữ sinh mắc bệnh do uống trà sữa sau mỗi bữa ăn nhiều tháng liền. Dần dà, cơ thể nữ sinh này trở nên mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ liên miên. Đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện cơ thể nữ sinh này thiết sắt nghiêm trọng do uống quá nhiều trà sữa khiến cơ thể không hấp thu sắt.

Nguồn gốc nguyên liệu là dấu hỏi

Trà sữa là thức uống quen thuộc của giới trẻ Việt, thậm chí thời gian qua nó thành trào lưu đo độ “sành điệu” của những người trẻ tuổi. Tuần uống một, hai ly trà sữa không là vấn đề nhưng nhiều người trẻ trở thành tín đồ của loại đồ uống này, thậm chí uống thay nước, thay bữa chính như “nghiện” thì đó là tín hiệu xấu đối với cơ thể.

Theo các chuyên gia, hiện nay hoàn toàn chưa có một quán trà sữa nào công khai nguồn gốc nguyên liệu họ sử dụng. Hầu như vào quán nào chúng ta cũng dễ dàng thấy họ có một xô trà sữa pha sẵn, các loại trân châu, thạch bỏ trong tô lớn nhỏ. Do đó, không ai biết được những nguyên liệu đó nguồn gốc đó đảm bảo không, xuất xứ từ đâu. Đặc biệt, cứ vài tháng, cơ quan chức năng lại kiểm tra thấy quán này, quán kia không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu xuất xứ từ Trung Quốc… Chưa kể, trong quá trình pha chế không ai đảm bảo rằng nhân viên đảm bảo sạch sẽ.

Trên các diễn đàn ăn uống trước đây, nhiều người từng làm nhân viên pha chế các quán trà sữa tố cáo chủ quán bảo quản nguyên liệu không đúng cách như để qua đêm gây ôi thiu, không đậy nắp, không cho vào tủ lạnh, ruồi bâu kiến đậu…

Chị Thu Ba (nhân viên ngân hàng) cho biết con chị rất nghiện trà sữa, đến nỗi mỗi ngày cháu phải uống ly với một vị, một loại thạch, trân châu mới thỏa mãn. “Tuy mới lớp 2 nhưng cháu đã 35 kg. Gia đình tôi sợ cháu béo phì nên đã không đáp ứng yêu cầu con, nhưng cháu vẫn lén lút cùng bạn bè mua uống trên trường. Các hàng quán vỉa hè dùng hương liệu và phẩm màu quá mức mình cũng đâu biết được”, chị tâm sự. Chị cho biết có hôm con chị uống quá nhiều trân châu nên tối về đầy hơi, khó tiêu, ói ra toàn hạt trân châu còn nguyên.

Trà sữa mà mọi người uống thường chỉ có thành phần chính của chúng là kem béo pha lẫn bột trà cùng các chất phụ gia khác như hương liệu tinh dầu thơm, bột pha màu… Do đó, mức độ nguy hiểm còn hơn chúng ta tưởng.

Ngoài ra, trong trà sữa chứa nhiều đường sữa (có nơi làm từ đường hóa học). nên có thể gây hại cho sức khỏe mọi người với các bệnh: Tăng cân, béo phì, thừa canxi, sỏi thận.

 

Do đó, các mẹ lưu ý không cho con uống trà sữa quá thường xuyên. Để tránh những hậu quả kể trên, hãy chọn những quán trà sữa uy tín, công thức ít đường và giáo dục cho con biết về tác hại của trà sữa hàng quán vỉa hè.

Cấp cứu khi ngộ độc trà sữa?

Nhiều người chủ quan rằng uống trà sữa có gì nghiêm trọng mà phải đi cấp cứu, nhưng thời gian qua, các vụ ngộ độc trà sữa ngày càng phổ biến, nên cha mẹ cần trang bị một số kiến thức để sử dụng khi cần. 

Khi con có dấu hiệu dị ứng, ngộ độc trà sữa, cha mẹ (hoặc những người lớn khác) cần lấy ngay một muỗng Vitamin C hòa với nước cho các con uống. Sau khi các triệu chứng giảm đi, một tuần sau đó, các mẹ không cho con ăn những thực phẩm chứa trứng, coca, lúa mì, trà, sô-cô-la, sữa, sản phẩm từ sữa, trái cây chua... vì có thể gây ngộ độc lại. 

Nếu thực hiện uống Vitamin C cấp cứu vài phút sau vẫn không thấy dấu hiệu thuyên giảm, cần chở nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để chữa trị kịp thời. 

Kim Thoa

Tin khác

Tài sản trí tuệ 5 giờ trước
Phòng khám chuyên khoa da liễu có biển hiệu mang tên "An Nhi" của bà Lê Thị Huyền hoạt động trái phép trên đường 3 tháng 2, Phường 11, Quận 10, TP.HCM đã 3 lần đổi tên để đối phó cơ quan chức năng.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục QLTT Thanh Hóa mới đây đã xử phạt 16.5 triệu đồng, đồng thời buộc tiêu huỷ toàn bộ tang vật vi phạm đối với một cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hành vi buôn bán thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Tài sản trí tuệ 6 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức khám nơi cất giấu đồ vật tại Kho A10 và kho B09, đường Bắc Nam, khu 1, xã Tân Thanh, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn, qua đó, phát hiện hơn 40.000 sản phẩm nghi nhập lậu.
Tài sản trí tuệ 23 giờ trước
Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP.HCM phát hiện cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép tại địa chỉ của Phòng khám Medigo (296 Trần Não, phường An Khánh, TP Thủ Đức).
Tài sản trí tuệ 1 ngày trước
(SHTT) - Vừa qua, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Bath Gel – MM Professional (chai 35ml) do không đảm bảo các yêu cầu về chất lượng theo quy định.