SO HUU TRI TUE
Thứ ba, 26/03/2024
  • Click để copy

Cư dân KĐT Tân Tây Đô của công ty Hải Phát bức xúc vì nước bẩn: Trách nhiệm do đâu?

07:00, 01/08/2018
(SHTT) - Đã không ít lần cư dân ở khu đô thị Tân Tây Đô lên tiếng kêu cứu chính quyền về tình trạng nước bẩn, hàm lượng asen cao. Cư dân tại đây cũng đã từng tập trung căng băng rôn để yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát giải quyết.

Được biết khu đô thị Tân Tây Đô nằm ở Đan Phượng, Hà Nội do Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư.

Theo phản ánh của cư dân tại đây, suốt nhiều năm qua, họ phải sử dụng nước sinh hoạt có hàm lượng asen (hay còn gọi là thạch tín) cao gấp 3 lần so với tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Tình trạng này đã diễn ra suốt từ năm 2014 đến nay mà vẫn chưa có giải pháp khắc phục.

Theo thông tin được đăng tải trên báo Gia đình Việt Nam, Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hà Nội (Sở Y tế TP Hà Nội) cho biết, đơn vị đã có Văn bản số 3743/YTDP-SKMT&SKTH về việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước tại Khu đô thị Tân Tây Đô (xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) sau khi nhận được phản ánh của cư dân chung cư tại đây.

Cụ thể, Văn bản số 3743 có nêu: Ngày 8/11/1017, Trung tâm Y tế Dự phòng TP Hà Nội nhân được Văn bản số 05/BQT.HHB ngày 3/11/2017 của Ban quản trị nhà chung cư HHB về việc: Xem xét chất lượng nước sạch nhiễm asen và việc sử dụng hóa chất trong sản xuất nước; trong đó có phản ánh nguồn nước ăn uống, nước sinh hoạt tại Khu đô thị Tân Tây Đô có chỉ tiêu không đạt chuẩn.

Cư dân đã nhiều lần kiến nghị, đấu tranh, yêu cầu CĐT cung cấp nước sạch nhưng vẫn không được giải quyết triệt để.

Và mới đây nhất, vào đêm ngày 26/7, rạng sáng ngày 27/7, nhiều cư dân KĐT Tân Tây Đô một lần nữa lại tập trung căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát giải quyết ngay vấn đề cung cấp nước sạch cho cư dân.

nuoc o tan tay do 2

 Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Tại các tòa nhà HHB, CT02 (gồm CT2A và CT2B), băng rôn được treo đỏ rực với các nội dung như: Tân Tây Đô 5 năm dùng nước độc asen, amoni; yêu cầu Hải Phát cấp nước sạch...

Mới đây, một cư dân mạng cũng đã chia sẻ hình ảnh nước có màu vàng và đục ngàu được xả ra từ vòi bồn rửa mặt. Theo những gì người này chia sẻ thì đây là nước sinh hoạt tại chung cư Tân Tây Đô, Đan Phượng. Hình ảnh này nhanh chóng được chia sẻ với tốc độ chóng mặt và khiến nhiều người bức xúc, đặc biệt là những người dân đang sinh sống tại chung cư Tân Tây Đô.

nuoc o tan tay do 1

 

nuoc o tan tay do

 

Theo thông tin được đăng tải trên báo Diễn đàn doanh nghiệp, ông Nguyễn Ngọc Lam - Trưởng Ban Quản trị tòa nhà HHB cho biết, nhiều năm nay (từ năm 2014) cư dân đã gửi đơn đi khắp nơi, từ cấp huyện đến Văn phòng Chính phủ. Mặc dù Văn phòng Chính phủ, UBND TP cũng đã chỉ đạo xuống các ban ngành và huyện Đan Phượng, nhưng đến thời điểm này tình trạng nước bẩn vẫn chưa được cải thiện.

Theo ông Lam, trong suốt một năm qua, đã có gần trăm bài báo điện tử, phóng sự truyền hình từ Trung ương đến địa phương phản ánh về tình trạng cư dân Tân Tây Đô phải ăn nước bẩn, nguy hiểm cho tính mạng con người, nhưng vẫn không lay động các cấp có thẩm quyền của Thành phố.

Trước đó, ngày 18/11/2014, xuất phát từ việc phí dịch vụ cao, trong khi nguồn nước nhiễm bẩn nặng, người dân khu đô thị Tân Tây Đô đã tập trung tuần hành trong khuôn viên tòa nhà, hô các khẩu hiệu phản đối ban quản lý và chủ đầu tư, yêu cầu giải quyết ngay những bức xúc của người dân.

Thời điểm đó, CĐT đã hứa sẽ liên hệ với đường dây đấu nối nước sông Đà để cấp nước cho cư dân, phía UBND xã Tân Lập cũng có cam kết sẽ đồng hành cùng người dân, đảm bảo người dân được hưởng mọi quyền lợi.

Thế nhưng, 4 năm trôi qua, người dân vẫn phải đóng tiền để mua nước bẩn và phát sinh thêm tiền mua nước đóng chai để phục vụ sinh hoạt hàng ngày...

Trong khi đó, chia sẻ trên VOV, ông Phạm Minh Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Hải Phát – đại diện chủ đầu tư khu đô thị Tân Tây Đô cho hay, đơn vị này đã nhận được văn bản yêu cầu cải thiện chất lượng nước của cư dân.

Ông Tuấn thừa nhận rằng nước sạch tại khu đô thị Tân Tây Đô có hàm lượng asen vượt quá quy định của Bộ Y tế. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này cho biết: “Công ty Hải Phát không phải là đơn vị cung cấp nước, mà chỉ là đơn vị đấu nối với nhà máy để cấp nước cho cư dân. Chúng tôi đã có văn bản gửi sang nhà máy nước sạch, yêu cầu họ có biện pháp để cải thiện chất lượng nước. Thực tế nếu nguồn cấp nước là từ các mạch nước ngầm tại Hà Nội, tỷ lệ vượt tiêu chuẩn về asen là khá nhiều”.

nuoc o tan tay do 3

 Ảnh: Sức khỏe cộng đồng

Ngoài ra, ông Phạm Minh Tuấn cho biết, để hỗ trợ người dân khi phải phát sinh thêm các khoản chi phí mua nước đóng chai, công ty Hải Phát đã thực hiện trợ giá nước cho cư dân. Giá nước sạch tại khu đô thị mới Tân Tây Đô được tính theo giá khoán, tức cào bằng là 7000 đồng/m3, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, phí bảo vệ môi trường. Nếu gộp tất cả các khoản này lại, giá nước sẽ tăng lên thành 8.050 đồng/m3. Theo đó, Hải Phát vẫn bù lỗ cho cư dân là 750 đồng/m3.

Song, phía cư dân lại cho rằng, trước nay Hải Phát và công ty nước sạch vẫn có hợp đồng mua bán nước, chứ không đơn thuần là “giúp dân như Hải Phát vẫn nói”.

Thanh Mai (t/h)

Tin khác

Pháp luật 1 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng dịp cao điểm quyết toán thuế, nhiều đối tượng lừa đảo đã sử dụng hình thức giả mạo cán bộ thuế , cơ quan thuế để thực hiện hành vi chiếm đoạn tài sản.
Pháp luật 4 ngày trước
(SHTT) - Công an thành phố Hà Nội mới đây đã phát đi thông tin cảnh báo về hình thức lừa đảo tham gia đầu tư tiền ảo.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Bộ Công Thương đã xây dựng và hoàn thiện Dự thảo Tờ trình, Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả...
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Lợi dụng tâm lý tiếc của của nạn nhân, tội phạm mạng thời gian gần đây đã tạo những nội dung giả mạo Cục An ninh mạng hoặc cơ quan chức năng hỗ trợ người dân lấy lại tiền bị lừa đảo trực tuyến.
Pháp luật 6 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Bloomberg, một thẩm phán tại San Francisco đã đưa ra phán quyết Apple phải đối diện với một vụ kiện tố cáo công ty về sự cẩu thả trong việc đối phó với nguy cơ theo dõi tiềm ẩn do các thiết bị AirTag gây ra.