SO HUU TRI TUE
Thứ năm, 28/03/2024
  • Click để copy

Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: Thanh tra Chính phủ vào cuộc

06:24, 03/10/2017
(SHTT) - Liên quan đến vấn đề cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam thì mới đây Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã chỉ đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa. Thông tin trên đã nhận được nhiều sự ủng hộ của các nghệ sĩ.

Những rắc rối và mâu thuẫn trong vấn đề cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam hiện tại vẫn chưa được giải quyết và trở thành điểm nóng của dư luận thời gian gần đây. Những kiến nghị, báo cáo về công tác cổ phần hóa vẫn tiếp tục được các cán bộ, diễn viên Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển phim Việt Nam (Hãng phim truyện Việt Nam), Hội Điện ảnh Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi lên Chính phủ với mong muốn được giải quyết.

Trước vấn đề này, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao Thanh tra Chính phủ thanh tra toàn bộ quá trình cổ phần hóa của Hãng phim truyện Việt Nam. Kết quả thanh tra phải được báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/12.

Như đã đưa tin trước đó, Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập vào năm 1959. Trong gần 60 năm tồn tại, hãng phim đã sản xuất hơn 400 bộ phim, trong đó có nhiều phim đã trở thành kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam.

co phan hoa hang phim truyen viet nam

 Cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam: Thanh tra Chính phủ vào cuộc

Đến ngày 29/6/2010, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (BVHTTDL) đã quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi hãng phim thành Công ty TNHH MTV Phim truyện Việt Nam. Đến ngày 31/3/2014, việc cổ phần hóa và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa công ty được tiến hành.

Ngày 30/12/2015, BVHTTDL phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển công ty này thành công ty cổ phần. Đến tháng 4/2016, thông tin Tổng công ty Vận tải thủy Vivaso là đơn vị duy nhất đăng ký mua hãng phim và trở thành cổ đông chiến lược được công bố. Sự việc này nhanh chóng dấy lên bất bình và khiến dư luận nghi ngờ về tính minh bạch.

Ngày 14/12/2016, Thủ tướng yêu cầu BVHTTDL rà soát lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa, tính toán xác định giá trị thương hiệu căn cứ vào yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của Hãng phim truyện Việt Nam để điều chỉnh tăng giá trị phần vốn nhà nước khi chính thức chuyển thành công ty cổ phần theo quy định.

Ngày 29/12/2016, Vivaso thanh toán số tiền 33.447.000.000 đồng để mua 65% vốn điều lệ của Hãng phim truyện Việt Nam và hãng chính thức cổ phần hóa vào tháng 7/2017.

co phan hoa hang phim truyen viet nam a

 Phó thủ tướng Vũ Đức Đam làm việc với lãnh đạo bộ, ngành, Hãng phim truyện Việt Nam và Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso)

Đến tháng 9/2017, các nghệ sĩ đã lên tiếng cho rằng Vivaso không thực hiện đúng cam kết. Vì vậy vào ngày 19/9/2017, Ban lãnh đạo mới của Hãng phim truyện Việt Nam đã tổ chức cuộc họp để giải quyết vấn đề trên nhưng cuộc họp đã đi vào bế tắc vì nghệ sĩ kỳ vọng việc cổ phần hóa sẽ vực lại hãng phim nhưng cổ đông chiến lược không chắc về chuyện đầu tư và phát triển phim ảnh khi tình hình kinh doanh đang khó khăn.

Vào ngày 21/9/2017, làm việc với lãnh đạo bộ, ngành, Hãng phim truyện Việt Nam và Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết từ năm ngoái, Thủ tướng đã chỉ đạo rà soát lại việc xác định giá trị doanh nghiệp, đặc biệt là giá trị thương hiệu mang tính lịch sử của hãng phim. Tuy nhiên, các bộ đều báo cáo là chưa có tiền lệ, nên chỉ có thể xác định theo cách tính thông thường, với giá trị thương hiệu bằng 0.

Trong khi đó, theo Phó thủ tướng, các nghệ sĩ, diễn viên đã nhiều năm gắn bó với hãng đều kỳ vọng đây vẫn là thương hiệu hàng đầu về phim ảnh, để giá trị nghệ thuật đã gắn bó với tên tuổi của hãng luôn được tôn vinh. 

Vì thế, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết sẽ báo cáo Thủ tướng về việc thanh tra lại toàn bộ quá trình cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Hương Mi

Tin khác

Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Theo phân tích của Financial Times, xe điện của Trung Quốc được dự đoán sẽ chiếm khoảng 1/4 tổng doanh số bán xe điện trên thị trường châu Âu trong năm nay, khi các thương hiệu của quốc gia này đang mở rộng dấu ấn của họ trong khu vực.
Kinh tế 5 giờ trước
(SHTT) - Trong chiến lược đổi mới sáng tạo quốc gia, bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) được đánh giá là bộ đôi chìa khóa công nghệ trọng yếu có thể mở ra cánh cửa tương lai cho nền kinh tế Việt Nam.
Kinh tế 10 giờ trước
(SHTT) - Theo số liệu vừa được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, tính đến 20/3, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 6,17 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Xiaomi ra mắt Civi 4 Pro là điện thoại đầu tiên trang bị chipset Snapdragon 8s Gen 3 và camera mang nhãn hiệu Leica. Đây là một bản nâng cấp vượt bậc so với những mẫu điện thoại tầm trung mà hãng đã ra mắt trước đó.
Kinh tế 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ văn phòng kinh tế văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan đã gửi thông báo về việc tăng cường kiểm tra ớt nhập khẩu về an toàn thực phẩm...