SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Có nên tổ chức đám cưới vào tháng cô hồn không: Các chuyên gia nói gì?

06:48, 13/08/2018
(SHTT) - Theo quan niệm dân gian, tổ chức đám cưới vào tháng cô hồn (tháng 7 âm lịch) sẽ mang tới nhiều xui xẻo cho cô dâu chú rể. Tuy nhiên nhiều chuyên gia phong thủy cho biết đây chỉ là quan niệm mê tín.

Tháng 7 âm lịch (tháng cô hồn) được xem là tháng xui xẻo nhất trong năm. Theo quan niệm Á Đông, nếu tổ chức đám cưới trong tháng này, tân lang, tân nương sẽ gặp nhiều điều không lành. Dân gian xưa kiêng kị không nên cưới tháng 7 Âm lịch là do quan niệm "tháng Ngâu" là tháng chia ly, mất mát, không hạnh phúc. Xưa các cụ còn kiêng việc cưới hỏi vào tháng Giêng vì là tháng Tết mọi người cần đi lễ bái, hội hè. Kiêng “tháng ba ngày tám” và “tháng 8 ngày 3” là lúc giáp hạt, đói kém, kiêng cưới vào mùa hè vì nóng nực, kiêng cưới tháng chạp vì rét buốt, năm cùng tháng tận.

Mới đây, trên một diễn đàn dành cho chị em, một cô gái trẻ có nickname H.G đã chia sẻ nỗi buồn của mình. Theo đó, H.G và bạn trai đã lên kế hoạch tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch vì thích thời tiết mát mẻ. Nhưng, gia đình cả hai bên không đồng ý.

Trước câu chuyện này, không ít người dùng mạng cho rằng “có kiêng có lành”, hoặc đồng tình với ý kiến của người lớn.

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít ý kiến bày tỏ suy nghĩ như vậy là quá mê tín.

co nen to chuc dam cuoi vao thang co hon khong

 Ảnh minh họa

Trao đổi về vấn đề này trên báo Người Đưa Tin, chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn cho hay: “Các cụ ngày xưa kiêng không cưới vào tháng 7 âm lịch là do quan niệm “tháng Ngâu”, tháng chia li, mất mát, không hạnh phúc. Còn theo tôi, tháng 7 âm về mặt quy luật thời tiết không ủng hộ cho việc xây dựng, cưới xin vì mưa triền miên… Thêm nữa, về mặt kinh dịch, cứ đến tháng 7 âm được gọi là “quẻ bí” (quẻ xấu-PV), nên mọi người thường kiêng khởi công, làm những công việc trọng đại”.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Hồng Sơn, trong thời buổi hiện đại vì có nhiều công nghệ hỗ trợ, dịch vụ cưới hỏi cũng có trọn gói. Chính vì vậy: “Việc cưới xin nếu bắt buộc phải tiến hành, vẫn có thể chọn ngày, chọn giờ tốt trong tháng. Bởi, cả tháng đó xấu nhưng vẫn có ngày, giờ tốt chứ không phải kiêng tuyệt đối. Còn về mặt tâm linh, kiêng được thì tốt nhưng việc kiêng kỵ này không cần phải quá nguyên tắc, cứng nhắc. Vì, hạnh phúc lứa đôi có trọn vẹn hay không, còn phải do chính bản thân mỗi người tạo dựng chứ không thể đổ lỗi cho ngày tháng, thời tiết”.

Trên báo Gia đình & Xã hội, Nhà nghiên cứu phong thủy Phạm Quang Tuyến cũng cho biết: "Tổ chức cưới hỏi ngày nay có dịch vụ, công nghệ hiện đại hỗ trợ. Cô dâu, chú rể chỉ cần chọn thời gian phù hợp, thời tiết thuận lợi để chọn ngày cưới đẹp, không cứ phải vào mùa cưới, không còn cố định vào mùa nào, tháng nào, mà được tổ chức quanh năm. Nếu chẳng may sau này, hôn nhân không êm ấm, suôn sẻ thì chớ nên đổ lỗi vì cưới vào tháng xấu rồi tranh cãi, trách móc nhau. Các cặp vợ chồng trẻ nên nhớ, hạnh phúc gia đình dựa trên sự nỗ lực vun đắp của cả hai vợ chồng".

Cũng bàn về vấn đề này trên báo Lao Động, TS. Nguyễn Hùng Vĩ – giảng viên Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian - cho rằng: “Việc kiêng kị chuyện cưới xin trong tháng cô hồn hoàn toàn là mê tín, thiếu cơ sở khoa học. Đây chỉ là thói quen và tâm niệm “có kiêng có lành” của người Việt”.

Chuyên gia Hùng Vĩ phân tích, tháng 7 âm lịch có dịp lễ Vu Lan theo nhà Phật. Lễ này cũng trùng với ngày xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Từ việc báo hiếu cho vong hồn của mẹ, người ta mở rộng để các vong hồn khác đều xứng đáng được cứu rỗi. Theo tín ngưỡng dân gian, đây là ngày mở cửa ngục, các vong hồn trở lại dương gian.

“Sở dĩ người ta kiêng cưới xin vì đây là một trong những việc trọng đại của đời người. Ngày rước dâu đi đường mà vong hồn lang thang khắp nơi người ta sợ rước điềm xui xẻo về nhà. Ai cũng muốn được suôn sẻ, đề phòng bất trắc.

Tuy nhiên, kể cả trước đây hay bây giờ vẫn có những người cưới vào tháng cô hồn vì không mê tín. Những người đó cho rằng “vô sư vô sách, quỷ thần bất trách” rồi mọi chuyện lại đâu vào đấy. Thế nên, việc cưới xin hoàn toàn có thể diễn ra trong tháng này.

Chúng ta tôn trọng tín ngưỡng của mỗi người nhưng có những tín ngưỡng ứng dụng vào cuộc sống hiện đại giờ đã không còn phù hợp. Chẳng lẽ cứ giao thông, xây dựng dừng lại, cưới hỏi không tiến hành thì cả cuộc sống ngưng trệ theo tháng cô hồn hay sao?” – chuyên gia Hùng Vĩ phân tích sâu.

Thu Hằng (t/h)

Tin khác

Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Ngày 26/4/2024, AES Việt Nam và Trung tâm Giáo dục và Phát triển (CED) phối hợp với trường Đại học Phan Thiết tổ chức lễ trao học bổng cho 5 bạn sinh viên đang theo học chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng, khoa Kỹ thuật Công nghệ.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Mới đây, trong khuôn khổ chuỗi sự kiện “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu năm 2024” do Hội đồng Thương mại và Công nghệ Toàn cầu của Ấn Độ (GTTCI India) tổ chức tại Dubai, GS.TS Nguyễn Văn Đệ của Việt Nam đã được Đại học Quốc tế Hoa Kỳ (IAU) trao bằng Viện sĩ danh dự.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngày 25/4, tại Hà Nội, "Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo" đã chính thức diễn ra. Chương trình với 20 gian hàng đến từ các đơn vị, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ trở thành nơi hỗ trợ kết nối, xúc tiến giao dịch công nghệ.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Ông Trần Xuân Bách, Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng sự sáng tạo và đổi mới đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày và một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội.
Khoa học Công nghệ 4 ngày trước
(SHTT) - Tối 23/4, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam (VIFOTEC) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 17 (2022 - 2023).