SO HUU TRI TUE
Thứ sáu, 26/04/2024
  • Click để copy

Chuyên gia JICA: Bộ GTVT đang ở thế 'tiến thoái lưỡng nan'

06:55, 03/12/2017
(SHTT) - “Với tình hình “nước sôi lửa bỏng” tại Cai Lậy hiện nay, một biện pháp hữu hiệu Bộ GTVT cần làm ngay đó là xả trạm. Tất nhiên, đây chỉ là tình thế trước mắt. Trạm BOT Cai Lậy đã đặt sai vị trí và cần phải di dời”, chuyên gia nói.
Nguyen Huu Duc
TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản). Ảnh : NVCC

Sau khi xả trạm 3 lần, từ sáng nay đến gần trưa, việc thu phí diễn ra suôn sẻ. Nhưng đến 11h50, một tài xế trả tiền lẻ gây kẹt xe kéo dài nên lại Công ty TNHH Đầu tư quốc lộ 1 Tiền Giang phải xả trạm BOT Cai Lậy lần 4.

Trước tình hình đang ngày càng căng thẳng, giải pháp nào sẽ là hữu hiệu nhất trong thời điểm này. Trao đổi với PV TintucVietNam, tiến sĩ Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia JICA (Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản) cho rằng: “Nếu làm căng tình trạng sẽ lan rộng ra những BOT lân cận.

Thưa ông, tính đến thời điểm này, BOT Cai Lậy đã xả trạm lần thứ tư. Tình hình diễn biến ngày càng căng thẳng. Ông có đánh giá như thế nào trước tình trạng này?

TS. Nguyễn Hữu Đức: Theo tôi thấy, tình hình căng thẳng đang diễn ra triền miên giữa BOT Cai Lậy và đội ngũ lái xe qua trạm ngày một nóng bỏng và chưa có chiều hướng thuyên giảm.

Điều chúng ta chú ý là, hình thức nhân dân phản đối càng ngày càng gay gắt nhưng họ không sai luật.

Ví dụ như việc họ trả tiền lẻ cho thấy họ đã nghiên cứu luật rất kỹ. Hiện nay, mức độ căng thẳng không chỉ ở BOT Cai Lậy mà đã lan rộng ra các BOT khác.

Tuy nhiên, bản chất vấn đề ở đây là lực lượng cơ quan chức năng chưa xử lý đúng trọng tâm trọng điểm. Tức là họ sai nhưng không sửa từ tận gốc mà đang cố níu kéo tài chính, nên các biện pháp đưa ra chỉ mang tính chất tạm thời.

 Trước tình thế này, Bộ GTVT cần làm gì, thưa ông?

Nguyễn Hữu Đức: Với tình hình “nước sôi lửa bỏng” tại Cai Lậy hiện nay, một biện pháp hữu hiệu Bộ GTVT cần làm ngay đó là xả trạm. Tất nhiên, đây chỉ là tình thế trước mắt. Trạm BOT Cai Lậy đã đặt sai vị trí vì vậy cần phải di dời.

Đứng trước tình hình này, Bộ GTVT đang ở thế “tiến thoái lưỡng nan”. Di dời trạm cũng không được mà để thu phí cũng chẳng yên. Di dời thì phải bồi thường cho nhà đầu tư, đẩy rủi ro cho ngân hàng. Còn tiếp tục thu phí thì đau đầu trước sự phản đối của người dân.

Nói theo cách của ông thì về lâu dài, căng thẳng tại BOT Cai Lậy sẽ không được giải quyết triệt để?

Nguyễn Hữu Đức: Theo tôi, biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là có cuộc đàm phán giữa 3 bên gồm Bộ GTVT, nhà đầu tư và người dân. Trong sự việc này, người dân hoàn toàn không sai. Hơn nữa, chúng ta cần một giải pháp tổng thể giải quyết tất cả các trạm chứ không chỉ trạm Cai Lậy. Đã sai thì phải sửa, dù sửa rất khó.

Cai_Lay_1
Chỉ có một phương án hữu hiệu để giải quyết tình trạng căng thẳng tại BOT Cai Lậy là Bộ GTVT, nhà đầu tư và người dân ngồi lại với nhau để thỏa thuận, tìm ra đúng sai.

Liệu những lùm xùm ở trạm BOT có ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án cao tốc Bắc - Nam hay không, thưa ông?

Nguyễn Hữu Đức: Tất nhiên, đó là điều Bộ GTVT đang lo lắng. Cao tốc Bắc - Nam làm theo BOT rất nhiều đoạn. Khi những lùm xùm này chưa được giải quyết, chủ đầu tư không dám mạo hiểm vào đầu tư.

Ngân hàng không dám giải ngân sợ rủi ro. Nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng kế hoạch phát triển giao thông hạ tầng của Chính phủ.

Trong rất nhiều BOT trên cả nước thì BOT Cai Lậy là một trong những BOT được Bộ GTVT miễn giảm phí. Ông đánh giá thế nào về cụm từ “miễn giảm”?

Nguyễn Hữu Đức: Thời gian qua, Bộ GTVT đã đưa ra biện pháp miễn phí, giảm phí tại các trạm BOT. Tuy nhiên, đó chỉ là tình thế tạm thời nhằm đẩy rủi ro sang phía ngân hàng. 

Mặt khác, bản thân cụm từ “miễn, giảm phí” là cụm từ sử dụng không chính xác. Điều này đã khiến người dân phản đối. Người dân lý luận rất chính xác là họ không sử dụng dịch vụ sao phải trả phí. Một khi đã không sử dụng dịch vụ người dân không cần miễn giảm, ban ơn.

Biện pháp cắt giảm, miễn phí tại các BOT đặt nhầm vị trí được ví giống như họ dùng thuốc cắt cơn bệnh cho người bệnh vậy. Và cách không điều trị triệt để chỉ khiến căn bệnh âm ỉ có thể bùng phát bất kỳ lúc nào mà thôi.

Một lần nữa, theo tôi, vấn đề cần xử lý lúc này, Bộ GTVT cần nhìn thẳng vào sự thật rằng dự án đã thất bại về mặt tài chính. Từ đó, Bộ GTVT ngồi lại với ngân hàng và chủ đầu tư để cùng chia sẻ thiệt hại.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT xin Chính phủ cho dùng ngân sách bù nốt phần còn lại. Nghĩa là chấp nhận thất bại và chia sẻ rủi ro ở mức chấp nhận được.

Phía ngân hàng xác định là chỉ thu hồi vốn, không lấy lãi từ chủ đầu tư và coi đây là khoản nợ xấu. Chủ đầu tư sau khi trừ các khoản đã thu, phải chấp nhận chỉ thu hồi một phần vốn chủ sở hữu, như kiểu kinh doanh chịu lỗ.

Bởi khi chuyển về đúng vị trí thì phương án tài chính sẽ được đưa ra theo hướng xử lý thất bại dự án chứ không thể được như hiện nay. Vẫn biết điều đó là khó chấp nhận với chủ đầu tư và ngân hàng nhưng theo tôi đó là biện pháp tốt nhất hiện nay. 

Xin cảm ơn ông!

Cù Hiền

 

'Vắng bóng' công an ở BOT Cai Lậy sáng nay

Khoảng 11 giờ 30 phút ngày 1/12, trạm BOT Cai Lậy hoạt động thu phí trở lại sau hơn 1 ngày xả trạm. Ghi nhận của phóng viên đến 10 giờ 30 phút sáng nay (2/12) tại khu vực trạm, lực lượng công an, CSGT, Cảnh sát cơ động, xe cứu hộ không xuất hiện tại khu vực trạm như ngày đầu thu phí.

 

Ai có quyền điều cảnh sát cơ động đến BOT Cai Lậy?

Trong ngày BOT Cai Lậy thu phí trở lại sau 3 tháng tạm ngưng, cảnh sát cơ động được điều đến đây làm nhiệm vụ bảo an. Bạn đọc thắc mắc lực lượng này được điều động như thế nào?

Tin khác

Tin tức 14 giờ trước
(SHTT) - Chiều 25/4, tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học "Thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)".
Tin tức 16 giờ trước
VPĐD Cục Sở hữu trí tuệ khu vực miền Trung – Tây Nguyên (Văn phòng 3) vẫn đang phát triển đổi mới sáng tạo thông qua việc thúc đẩy xác lập quyền sở hữu trí tuệ với các giải pháp kỹ thuật và công nghệ mới, đồng thời là “cầu nối” cho nhà khoa học với doanh nghiệp.
Tin tức 19 giờ trước
(SHTT) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch UBND các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Tin tức 21 giờ trước
(SHTT) - Mới đây, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật buộc công ty mẹ của TikTok, ByteDance phải bán nền tảng truyền thông xã hội này hoặc đối mặt với nguy cơ bị cấm. Tổng thống Mỹ cũng đã tuyên bố sẽ ký vào dự luật này.
Tin tức 23 giờ trước
(SHTT) - Chiều 24/4, tại Diễn đàn thường niên “Blockchain và AI: Cuộc cách mạng tương lai”, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã chính thức ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ Nhân tạo (ABAII).