SO HUU TRI TUE
Thứ hai, 29/04/2024
  • Click để copy

Chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ: Tiến sĩ thực hay tiến dởm?

14:00, 13/11/2017
(SHTT) - Liên quan đến đề án đầu tư 12.000 tỷ đồng để đào tạo ra 9.000 tiến sĩ, nhiều người tỏ ra lo lắng về chất lượng "thực" của 9.000 tiến sĩ được đào tạo mới.

Chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ

Bộ GD-ĐT mới đây đã công bố dự thảo Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, tầm nhìn 2030”, gửi tới các bộ, ngành và các trường để xin ý kiến.

Theo dự thảo, mục tiêu chung của đề án này là đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục đại học giai đoạn 2017-2025, tầm nhìn 2030, góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và phát triển khoa học, công nghệ cho đất nước.

Về các mục tiêu cụ thể, đề án sẽ đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ đạt tỉ lệ 35% (khoảng 9000 tiến sĩ) tổng số giảng viên các cơ sở giáo dục đại học. Bao gồm:

Đào tạo khoảng 5.000 tiến sĩ ở nước ngoài tại các trường đại học có uy tín trên thế giới. Từ 2017 đến 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng từ 600 - 700 nghiên cứu sinh đi đào tạo ở nước ngoài.

Đào tạo khoảng 500 tiến sĩ theo hình thức phối hợp, liên kết đào tạo giữa các trường đại học Việt Nam và trường đại học nước ngoài. Từ năm 2017 đến năm 2025 mỗi năm tuyển chọn khoảng 60-70 người.

Đào tạo khoảng 2.000 tiến sĩ tại các trường đại học đã được kiểm định ở Việt Nam;

Thu hút khoảng 1.500 tiến sĩ đang công tác ở nước ngoài hoặc đang làm việc ngoài các cơ sở giáo dục đại học đến làm việc tại các trường đại học tại Việt Nam.

Trong giai đoạn 2018-2025, tất cả cán bộ quản lý là chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng/viện trưởng, hiệu phó/viện phó sẽ được bồi dưỡng về quản trị trường đại học. 100% giảng viên cũng được bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp, về năng lực phát triển chương trình đào tạo, năng lực giảng dạy theo phương pháp hiện đại, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin.

Để thực hiện đề án, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến kinh phí 12.000 tỷ đồng, trong đó 94% từ ngân sách nhà nước. Cụ thể, sẽ có 10.200 tỷ đồng là kinh phí còn lại của Đề án 911 Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2010-2020. 1.800 tỷ đồng còn lại là đóng góp của các cơ sở giáo dục đại học và người học.

1_50901

Chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ: Tiến sĩ thực hay tiến dởm? 

Chi 12.000 tỷ đồng đào tạo 9.000 tiến sĩ: Tiến sĩ thực hay tiến dởm?

Chia sẻ với Zing.vn, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT), cho rằng dự thảo nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục có thể được chi 12.000 tỷ đồng, đào tạo 9.000 tiến sĩ khiến dư luận đáng lo ngại.

TS Lê Viết Khuyến cho hay thời gian qua, nước ta vừa có một cuộc “chạy đua” trong đào tạo tiến sĩ, với chất lượng đào tạo không được như mong muốn.

Không phải cơ sở giáo dục nào trong nước cũng đào tạo được tiến sĩ. Điểm yếu là đào tạo qua loa, dễ dãi, cơ quan quản lý là Bộ GD&ĐT chưa mạnh tay chấn chỉnh.

Cũng liên quan đến vẫn đề này, chia sẻ với Infonet PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM cho hay: “Hiện nay, nhiều người vẫn nghĩ ở nước ta đang xảy ra tình trạng “lạm phát” tiến sĩ nhưng thực tế thì chưa đúng không phải.

Tại một số trường ĐH hiện nay, số lượng giảng viên là tiến sĩ rất ít trừ những trường ĐH tốp đầu.

Đó là chưa kể, tại nhiều trường, số tiến sĩ ở một số bộ môn đặc thù như khoa giáo dục thể chất, giáo dục đặc biệt…rất thấp. Một điều chúng ta phải thừa nhận là muốn nâng cao công tác nghiên cứu, giảng dạy thì cần nâng số lượng tiến sĩ lên ít nhất phải đạt khoảng 30 – 40%.

PV (t/h)

Tin khác

Tin tức 37 phút trước
(SHTT) - Dạy lập trình máy tính cho trẻ em đang được coi là xu hướng giáo dục mới trên thế giới và Việt Nam. Không phải là những giờ học khô khan theo kiểu đọc, chép một chiều, các em nhỏ tại lớp học lập trình có thể rèn luyện tư duy logic, tư duy giải quyết vấn đề và thỏa sức sáng tạo.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Bộ GD&ĐT vừa có văn bản yêu cầu các trường học trên toàn quốc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các công trình nước sạch, công trình vệ sinh trong trường.
Tin tức 20 giờ trước
(SHTT) - Từ ngày 2/5 đến 17 giờ ngày 10/5, thí sinh đang học lớp 12 sẽ chính thức thực hiện đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT trực tuyến. Dự kiến năm nay có trên 1 triệu thí sinh sẽ đăng ký tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tin tức 23 giờ trước
Văn phòng tư vấn về sở hữu trí tuệ miễn phí sẽ được đặt tại 31 Hàn Thuyên, phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM, với kỳ vọng thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo cho nhiều doanh nghiệp, trường đại học, sinh viên,…
Tin tức 1 ngày trước
(SHTT) - Theo thông tin từ Hội Hóa học Việt Nam, cả 10 học sinh Việt Nam tham gia kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev lần thứ 58, năm 2024 đều đạt giải với 1 huy chương Vàng, 5 huy chương Bạc và 4 huy chương Đồng. Với thành tích này, Việt Nam xếp hạng 3 toàn đoàn.