SO HUU TRI TUE
Thứ tư, 24/04/2024
  • Click để copy

Chân dung ông Đỗ Đức Quang: Nhà sáng chế hết lòng vì cà phê

07:00, 20/10/2018
(SHTT) - Ông Đỗ Đức Quang được bà con ưu ái gọi bằng cái tên "nhà khoa học chân đất" nhờ những sáng chế hữu ích, giúp việc trồng và thu hoạch cà phê thêm năng suất.

Dù không có bất cứ bằng chuyên môn nào nhưng với niềm say mê cơ khí, nông dân Đỗ Đức Quang (tổ 7, phường Trà Bá, TP.Pleiku, Gia Lai) đã có gần 50 năm mày mò, nghiên cứu sáng chế ra những chiếc máy nông nghiệp độc đáo, hỗ trợ nông dân tăng năng suất cây trồng.

Những sáng chế của ông Đỗ Đức Quang đã được ghi nhận với rất nhiều bằng khen, giấy khen, giấy chứng nhận của các tổ chức và chính quyền địa phương. Năm 2015, ông được vinh danh là nhà sáng chế không chuyên và được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào thi đua yêu nước. Đặc biệt mới đây, hai sản phẩm máy đào xới đa năng và máy hái cà phê của ông được tỉnh Gia Lai công nhận là sản phẩm công - nông nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2018.

nha sang che do duc quang

 Ông Đỗ Đức Quang: Nhà sáng chế hết lòng vì cà phê. Ảnh: Nông nghiệp

Năm 1972, ông Đỗ Đức Quang rời quê hương Quảng Nam lên Gia Lai lập nghiệp. Ban đầu ông làm phụ việc cho một xưởng máy, sau đó về làm cho Hợp tác xã Cơ khí Bảo Toàn với công việc sửa máy cưa, máy cắt cỏ, máy nổ cầm tay…

Thấu cảm sự gian khổ của nông dân khi đào bồn ép xanh, bón phân cho cây cà phê, với kinh nghiệm nhiều năm tại xưởng cơ khi, ông Quang quyết tâm nghiên cứu, lắp ráp máy đào xới đa năng.

Sau nhiều tháng thai nghén ý tưởng, năm 2008, ông bắt đầu mày mò chế tạo ra dòng máy hái cà phê với năng suất làm việc đã được thực tiễn chứng minh có thể thay thế từ 6-7 lao động, mức tiêu thụ năng lượng ít, có thể hoạt động liên tục, trong khi giá thành để bán một máy ra thị trường chỉ 5 triệu đồng. Sản phẩm làm ra không đủ để cung cấp cho bà con.

nha sang che do duc quang 1

 

 Không dừng lại ở đó, một năm sau (2009), khi thấy nông dân phải tự tay xới, đào bồn để bón phân cho cây cà- phê mất khá nhiều thời gian, ông lao vào nghiên cứu và bắt đầu sáng chế ra loại máy xới đào bồn cà- phê giúp nông dân chủ động về lao động. Ban đầu, ông mua động cơ loại máy VYKYNO loại 4 thì, xy lanh có công suất 5,5 mã lực (3.600 vòng/phút); dung tích thùng nhiên liệu 5 lít, nhớt 0,5 lít rồi bắt đầu tự thiết kế dàn xới có  4 lưỡi x 4 cánh/lưỡi, tổng cộng có 16 cánh; bề rộng dãy xới lớn nhất 30 m, độ sâu lớn nhất 20 cm; máy được thiết kế theo kiểu truyền động, côn ly hợp tự động, có kích thước dài 1,4 m, rộng 0,4 m, cao 0,5 m, trọng lượng chỉ 39kg, gọn nhẹ nên chỉ cần 1 người điều khiển.

Quá trình thực nghiệm cho thấy máy đạt hiệu quả cao, có thể thay thế cho 10 lao động, tương đương với 300 gốc cà-phê/1 ngày với mức tiêu hao nhiên liệu chỉ khoảng 5-6 lít xăng. Tính ra, 1 ngày dùng máy để đào 300 gốc cà-phê chỉ mất khoảng 300 ngàn đồng  (xăng khoảng 130 ngàn+ 170 tiền công/1 người), trong khi nếu sử dụng 10 người để đào 300 gốc cà- phê thì riêng tiền công đã ngốn hết 1,7 triệu đồng. Trong khi giá thành bán 1 máy ra thị trường chỉ 9 triệu đồng. Đó còn chưa kể máy có tính cơ động cao, thao tác dễ dàng, thích hợp với các địa hình vườn cà phê. Trong quá trình sử dụng nếu có hỏng hóc bộ phận nào cũng dễ thay thế. Bên cạnh đó, máy còn được sử dụng để đào xới đất khi trồng rau, trồng ngô, đậu đỗ các loại và còn đào rãnh bón phân cho cây cao su...

nha sang che do duc quang 2

 Ông Quang bên những chiếc máy do ông chế tạo. Ảnh: Báo Gia Lai

Chính sự hữu ích của 2 dòng máy trên nên sản phẩm luôn được bà con chấp nhận, hàng làm ra không đủ bán (trung bình xưởng của ông 1 tuần chế được 5 máy), đến nay, ông đã bán ra thị trường hơn 1.500 chiếc.

Điều khiến ông Đỗ Đức Quang vui hơn cả là cậu con trai út có chung niềm đam mê và đang tiếp nối công việc cùng với cha. Từ bỏ công việc kỹ sư cầu đường, Đỗ Đức Sang quyết định theo cha học chế tạo, sửa chữa máy nông nghiệp.

Như được thừa hưởng gen “di truyền” sáng chế từ cha, Sang đã cùng cha nghiên cứu, cải tiến, nâng cấp chiếc máy đào, xới thêm nhiều chức năng hơn. Thay vì chỉ sử dụng cho cây cà phê giờ chiếc máy này có thể sử dụng cho nhiều loại cây trồng khác, phù hợp với nhiều địa hình khác nhau…

Đánh giá về những sáng chế của ông Đỗ Đức Quang, Giám đốc Sở KH-CN Gia Lai - Lưu Trung Nghĩa cho rằng, đây là những sáng chế rất hữu dụng đã được các nhà chuyên môn đánh giá cao; là giải pháp cơ giới hóa nông nghiệp rất tiện ích và thiết thực cho nhà nông. Thời gian tới, Sở sẽ hướng cho cơ sở thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ đăng ký bảo hộ sản phẩm, đăng ký kiểu dáng công nghiệp... đồng thời giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ.

Thái Hà (t/h)

Tin khác

Pháp luật 5 giờ trước
(SHTT) - Cuộc chiến pháp lý giữa các công ty dược phẩm từ năm 2022 chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi mới đây, Pfizer và BioNTech đã yêu cầu một tòa án ở London (Anh) thu hồi các bằng sáng chế của công ty đối thủ Moderna về công nghệ phát triển vắc xin COVID-19.
Tài sản trí tuệ 7 giờ trước
(SHTT) - Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã từ chối đơn kiện của hãng dược phẩm Vanda để khôi phục bằng sáng chế cho thuốc chống rối loạn giấc ngủ Hetlioz của họ. Điều mà trước đó đã được xác định là không hợp lệ trong một cuộc tranh chấp với các công ty sản xuất thuốc gốc Teva và Apotex.
Khoa học Công nghệ 1 ngày trước
(SHTT) - Công ty Weichai Power của Trung Quốc mới đây đã chính thức ra mắt động cơ diesel đầu tiên trên thế giới đạt được mức hiệu suất thân nhiệt lên tới 53,09%. Đây là thành tựu sau nhiều năm nghiên cứu từ đội ngũ sản xuất của công ty này.
Khoa học Công nghệ 2 ngày trước
(SHTT) - Ngay sau khi phát động, các nhà trường trong tỉnh Quảng Ninh đã có sự chuẩn bị tích cực cho Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng (TTNNĐ) tỉnh lần thứ IX, năm 2024. Rất nhiều sáng kiến đang được lên ý tưởng, phát triển thành dự án cấp trường, cấp huyện.
Tin tức 5 ngày trước
(SHTT) - Trong bối cảnh cuộc đua công nghệ toàn cầu đang leo thang, Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy cơ chế nhằm rút ngắn thời gian xem xét và kiểm tra các đơn đăng ký sáng chế thuộc các lĩnh vực công nghệ cao, nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ chốt và đổi mới công nghệ.